Thành Phố Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, nằm trên cao nguyên Lâm Viên. Bài viết này sẽ giới thiệu về lịch sử, khí hậu, văn hóa và các địa điểm tham quan hấp dẫn của Thành Phố Đà Lạt. Hãy cùng khám phá xứ sở ngàn hoa này nhé!
Contents
- 1 1. Khái quát chung về Thành phố Đà Lạt
- 2 2. Lịch sử hình thành thành phố Đà Lạt
- 3 3. Vị trí địa lý – địa hình thành phố Đà Lạt
- 4 4. Đặc điểm khí hậu
- 5 5. Đơn vị hành chính của thành phố Đà Lạt
- 6 6. Tình hình dân cư thành phố Đà Lạt
- 7 7. Tôn giáo, tín ngưỡng tại thành phố Đà Lạt
- 8 8. Phát triển kinh tế của thành phố Đà Lạt
- 9 9. Phát triển xã hội của thành phố Đà Lạt
- 10 10. Phát triển Văn hóa tại thành phố Đà Lạt
- 11 11. Tình hình Giao thông tại Đà Lạt
- 12 Lời kết
- 13 Những câu hỏi liên quan đến Thành phố Đà Lạt:
1. Khái quát chung về Thành phố Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt là vùng đất nằm trên cao nguyên Lâm Viên. Là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh và giai đoạn khó khăn của những năm thập niên 70 – 80.
Đà Lạt từ một vùng đất hoang vu, đã trở thành một đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Có dân cư đông đúc, giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
Trong tương lai không xa, đến năm 2030, Đà Lạt được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Một thành phố mà có nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris” thì đó chỉ có thể là Đà Lạt.
Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Cùng di sản kiến trúc phong phú, nên được nhiều du khách trong và người nước ghé thăm vào các dịp trong năm.
Diện tích, độ cao: | Đà Lạt có diện tích khoảng 393 km² và nằm trên độ cao 1.500 mét so với mực nước biển |
Khí hậu: | Đà Lạt có khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm với nhiệt độ trung bình từ 15-24 độ C |
Địa danh nổi tiếng: | Đà Lạt có nhiều địa danh nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Thác Prenn, Thung lũng Tình Yêu, vườn hoa Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất, … |
Nông sản địa phương: | Đà Lạt là nơi sản xuất nông sản đa dạng và nổi tiếng như dâu tây, cà phê, rau củ, hoa, trái cây,… |
Văn hóa và lịch sử: | Đà Lạt có nhiều di tích lịch sử và văn hóa như nhà thờ Con Gà, nhà thờ Domaine de Marie, Bảo tàng Đà Lạt, … |
Món ăn địa phương: | Đà Lạt có nhiều món ăn địa phương đặc trưng như bánh căn, nem nướng, bánh mì chảo, lẩu, nướng…. |
Giá cả: | Giá cả của các dịch vụ, sản phẩm tại Đà Lạt phong phú và đa dạng |
Phương tiện đi lại: | Đà Lạt có nhiều phương tiện đi lại như xe buýt, taxi, xe máy, … |
Khách sạn, nhà nghỉ: | Đà Lạt có nhiều khách sạn, nhà nghỉ… với mức giá và chất lượng tốt cho du khách |
GỢI Ý: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tự túc SIÊU TIẾT KIỆM – BAO VUI
2. Lịch sử hình thành thành phố Đà Lạt
Cái tên Đà Lạt được có là từ đâu? Theo nhiều người già kể lại. Tên gọi này được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước. Tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lạt, hay suối của người Lạt (người Cơ Ho). Từ xưa vùng cao nguyên Lâm Viên đã là nơi cư trú của người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.
Cuối thế kỷ 19, nhiều nhà thám hiểm người Pháp đã thực hiện những chuyến thám hiểm vùng đất này. Tiên phong là chuyến thám hiểm đầu năm 1881 của bác sĩ Paul Néis và trung úy Albert Septans.
Năm 1897, Alexandre Yersin đã gợi ý cho Toàn quyền chọn cao nguyên Lâm Viên. Là vùng đất lý tưởng để xây dựng trạm nghỉ dưỡng cho người Pháp ở Đông Dương. Cuối tháng 3 năm 1899, Paul Doumer cùng với Alexandre Yersin đích thân đến khảo sát thực tế tại cao nguyên Lâm Viên.
Dự án xây dựng Đà Lạt đang triển khai thì vào năm 1902 bị gián đoạn. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ giữa thập niên 1910, thì người Pháp lại tìm đến Đà Lạt. Ngày 20 tháng 4 năm 1916, Hội đồng Phụ chính của vua Duy Tân thông báo thành lập thị tứ Đà Lạt. Ernest Hébrard được giao làm chủ sự quy hoạch thị trấn Đà Lạt.
Và ông đã thiết kế Đà Lạt theo mẫu kiến trúc cổ điển châu Âu. Nhưng thêm một số trang trí thuộc mỹ thuật Việt Nam. Sau ba mươi năm, từ một nơi hoang vu, Đà Lạt đã hình thành. Với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng, các trường học, bệnh viện, khách sạn, công sở và dinh thự.
Trong tổng diện tích 1760 ha, có 500 ha được quy hoạch cho các cơ sở công, 185 ha thuộc nhà binh, 173 ha cho công chức. Và 206 ha giao cho dân bản xứ, còn lại khoảng 700 ha thì bán cho người Pháp.
Tới những năm 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn phồn thịnh của thời kỳ Pháp thuộc. Nơi đây trở thành “thủ đô mùa hè” của toàn Liên bang Đông Dương. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều trường học. Trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục ra đời. Khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt thì xuất hiện của những công trình phục vụ cho mục đích quân sự.
Sau chiến tranh, Đà Lạt gặp khó khăn về với vấn đề lương thực và thực phẩm. Giai đoạn này, không còn chú trọng việc xây dựng phát triển thành phố.
Từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, thành phố đã dần sống lại với làn sóng khách du lịch ngày một đông. Và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục chú trọng xây dựng. Sau năm 1975, thành phố Đà Lạt có 9 đơn vị hành chính cấp xã là 6 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 6) và 3 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường.
Ngày 6 tháng 6 năm 1986, 6 phường giải thể và thay thế bằng 12 phường mới (đánh số thứ tự từ 1 đến 12). Ngày 6 tháng 3 năm 2009, xã Xuân Trường được phân chia thành 2 xã: Xuân Trường và Trạm Hành. Lúc này thành phố Đà Lạt bao gồm 12 phường và 4 xã trực thuộc.
Dưới sự cố gắng của toàn dân và Chính quyền Đà Lạt, đến ngày 24 tháng 7 năm 1999, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Sau gần 10 năm phát triển, đầu năm 2009, Đà Lạt chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
ĐỌC THÊM: địa điểm du lịch Đà Lạt mới hấp dẫn không thể bỏ qua
3. Vị trí địa lý – địa hình thành phố Đà Lạt
Tọa lạc trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Tổng diện tích của Đà Lạt khoảng 394,64 km. Thành phố Đà Lạt cách Sài Gòn khoảng 4 tiếng đi ô tô. Cách thủ đô Hà Nội 2 tiếng đi máy bay và cách Đà Nẵng koảng hơn 600 km.
Thành phố có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Đơn Dương;
- Phía tây giáp huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương;
- Phía nam giáp các huyện Đức Trọng, Sơn Dương và Lâm Hà;
- Phía bắc giáp huyện Lạc Dương.
Địa hình của Đà Lạt
Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi. Loại địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 mét tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực lòng chảo trung tâm.
Từ thành phố nhìn về hướng bắc, dãy Lang Biang như một tường thành theo hướng đông bắc – tây nam. Kéo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia. Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167 mét và 2.064 mét.
Nằm ở phía Đông và Đông Nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup và Cho Proline. Về phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục. Cao nhất là dinh Nguyễn Hữu Hào trong Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét. Còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao 1.398 mét.
Có hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km nằm giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố. Và các dãy núi bao quanh, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Ngoài ra, Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác. Phần nhiều là các hồ nhân tạo.
Hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương. Cách Đà Lạt khoảng 17 km.
4. Đặc điểm khí hậu
Nằm ở độ cao 1.500 mét và được bao quanh bởi các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng. Nên dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan. Nhưng thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa mát mẻ quanh năm. Khí hậu Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Tuy nằm vào khu vực có gió mùa Đông Bắc nhưng Đà Lạt lại không ảnh hưởng nhiều. Còn gió mùa Tây Nam thì mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn. Và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn.
Nổi tiếng với tên gọi là thành phố sương mù, trung hình một năm ở Đà Lạt có 80 đến 85 ngày sương mù. Chủ yếu khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Tuy nhiên, sương mù dày ít xảy ra, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10. Trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày. Bên cạnh đó mùa mưa ở Đà Lạt vẫn có những ngày thời tiết tạnh ráo.
Mùa khô ở Đà Lạt
Mùa khô ở Đà Lạt thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông. Nên thời tiết mùa khô thường nắng ấm, ít mây, không mưa. Nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt luôn dưới 20°C. Ngay cả trong những tháng nóng nhất.
Nếu so sánh với Sa Pa, ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới. Thì nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt cao hơn 2,6 °C. Vào tháng 12 thời điểm cuối năm, Đà Lạt hạ nhiệt vào ban đêm từ 6 °C đến 8 °C thậm chí xuống 4 °C. Buổi sáng vào mùa đông, Đà Lạt có mưa phùn và trời ít khi có nắn. Và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 7 °C.
Khí hậu Đà Lạt
Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn. Trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè. Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao. Khoảng 2.236 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô.
Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm. Nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao. Nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt. Mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.
5. Đơn vị hành chính của thành phố Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường. Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố nằm tại số 3 đường Trần Hưng Đạo. Đối diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và không xa trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố.
Nhiệm kỳ 2011 – 2016, người giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là ông Võ Ngọc Hiệp. Thành ủy Đà Lạt đóng tại 31 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2. Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010 – 2015 là ông Đoàn Văn Việt. Cũng là người giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Lạt nhiệm kỳ 2011 – 2016.
6. Tình hình dân cư thành phố Đà Lạt
Khi bác sĩ Alexandre Yersin đến cao nguyên Lâm Viên. Năm 1893 nơi đây chỉ là một vùng dân cư thưa thớt. Một vài ngôi làng của người Lạch tập trung ở chân núi. Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài các cư dân bản địa.
Ở Đà Lạt bắt đầu có các công chức người Pháp, những du khách châu Âu, và người Việt tới sinh sống nhiều hơn. Năm 1923, dân số Đà Lạt chỉ khoảng 1.500 người. Sau khi được mở rộng năm 1944 dân số tăng lên nhanh chóng lên tới 25.500.
Ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến cố của cuộc chiến tranh Đông Dương. Thời kỳ này rất nhiều cư dân của thành phố lánh về Cầu Đất, Đơn Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc trở về quê hương cũ.
Vào năm 1946, dân số Đà Lạt chỉ còn khoảng 5.200 người. Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố quạnh hiu”. Nhưng sau đó, khi Đà Lạt một lần nữa thuộc về người Pháp. Thì các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại.
Dân số thành phố gia tăng điều hòa trong thập niên 1960. Nhưng giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng. Cuối thế kỷ 20, khi hòa bình được lập lại, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng.
Dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 536 người/km².
Đà Lạt có nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng, phần lớn là người Kinh. Phần nhỏ là người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm… Theo số liệu thông kê thì mật độ dân số của Đà Lạt phân bố không đồng đều. Tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như Phường 1, Phường 2, Phường 6.
7. Tôn giáo, tín ngưỡng tại thành phố Đà Lạt
Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư. Đời sống tín ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng. Toàn thành phố có đến 43 nhà thờ, tu viện Công giáo hay Tin Lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá Phật giáo, 3 thánh thất Cao Đài. Cùng rất nhiều những ngôi đình làng nằm rải rác.
Không giống như các vùng miền khác, ở Đà Lạt không có những ngôi từ đường cổ kính. Các thôn làng ở đây không có những gốc tích xa xưa.
Những ngôi đình làng tuy xuất hiện dày đặc. Nhưng phần lớn đều mới được dựng lên cách đây chỉ 3, 4 thập kỷ và mang quy mô nhỏ. Nên đặc điểm tín ngưỡng ở đây cũng khác biệt.
Trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng, những người có công mở làng lập ấp lại không được coi là Thành hoàng làng. Hay là đời sống tâm linh tại Đà Lạt lại xuất hiện những hình thái tín ngưỡng dân gian thuộc các dân tộc thiểu số và cộng đồng người Hoa.
ĐỌC THÊM: Top ngôi chùa Đà Lạt linh thiêng, cảnh đẹp tựa thần tiên
Hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có mặt tại Đà Lạt. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt vào năm 2002, có khoảng 63% số hộ và 67% số nhân khẩu ở thành phố là tín đồ của Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, hoặc Tin Lành. Tuy có nhiều loại hình tôn giáo khác nhau. Nhưng các tôn giáo ở Đà Lạt chung sống hòa bình. Trong gần 100 năm qua không hề có những xung đột tôn giáo.
Nhiều thánh đường Công giáo nằm bên các chùa chiền và không xa có thể là một thánh thất Cao Đài. Trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo, rất nhiều những ngôi trường, cô nhi viện của thành phố xuất phát từ các cơ sở do những tổ chức tôn giáo thành lập.
8. Phát triển kinh tế của thành phố Đà Lạt
Nền kinh tế Đà Lạt phát triển chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và nông nghiệp. Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm nội địa của thành phố.
Trong lĩnh vực Công nghiệp
Các ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh và thu hút rất nhiều lao động. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt trồng nhiều chè và cà phê. Đây cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thành phố. Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt xuất hiện thêm là nghề thêu. Nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ Đà Lạt. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn có của các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản…
Năm 2011, thành phố Đà Lạt có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,7 triệu đô la Mỹ. Và tăng thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 26,6 triệu đồng. Tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%.
Trong lĩnh vực Nông nghiệp
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt đủ điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, trồng trọt, đặc biệt là nhiều loại cây ôn đới. Theo số liệu thống kê vào năm 2011, thành phố có 7.123 hecta gieo trồng rau. 441 hecta trồng cây ăn quả, 25 hecta trồng lúa. Và gần 3.500 hecta diện tích trồng hoa, trong đó khoảng 1.500 hecta nhà kính.
Trước đây, tham gia sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt là các gia đình nông dân. Và một số điền trang tư nhân quy mô nhỏ. Đến nay, Đà Lạt xuất hiện nhiều công ty nông nghiệp tư nhân và nước ngoài. Như Dalat Hasfarm Agrivina, Bonnie Farm, Rừng Hoa Đà Lạt, Langbiang Farm… Trong lĩnh vực trồng hoa hay Golden Garden, Rau Nhà Xanh, Kim Bằng, Bio-Organics… tham gia sản xuất rau quả.
Năm 2002 Hiệp hội rau quả Đà Lạt và năm 2006 Hiệp hội hoa Đà Lạt đều được thành lập. Nhờ mở rộng diện tích canh tác và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật. Sản lượng nông nghiệp của thành phố tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Trừ một vài giống rau từ miền Bắc, hầu hết các giống rau của thành phố đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Ở Đà Lạt, bắp cải chiếm diện tích canh tác chủ yếu. Nhiều nhất là giống cải bắp của Nhật Bản, được trồng quanh năm. Ngoài ra, các cây cải thảo và cải bông cũng có mặt ở khắp các địa phương. Tập trung vào vụ đông xuân hàng năm.
Đối với rau ngắn ngày ở Đà Lạt nổi tiếng là xà lách, có thời gian sinh trưởng ngắn. Nên được trồng xen với những chủng loại cây rau khác. Như khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan, rau chân vịt… Vào năm 1996, Đà Lạt thu hoạch 82.448 tấn rau. Đến năm 2011, sản lượng rau của thành phố tăng gần gấp 3 lần so với năm 1996.
Tìm hiểu về hoa Đà Lạt
Nổi tiếng là vùng đất của những loài hoa, ở Đà Lạt có các giống Mai anh đào Đà Lạt, hoa lan, hoa hồng, hoa lys, hoa lay ơn, hoa cẩm tú cầu, hoa bất tử, hoa cẩm chướng… Các giống lan nhập nội vào Đà Lạt thuộc các chi Lan kiếm, Lan hoàng thảo, Lan hài, Lan hoàng hậu… với trên 300 giống.
Từ năm 2000, một số giống lan vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cũng được trồng thành công như giống lai trong chi Hồ điệp, Hoàng y Mỵ Nương, Lan nhện.
Ngành sản xuất hoa Đà Lạt tăng trưởng trung bình 20% một năm. Sản lượng hoa cắt cành năm 2009 là 900 triệu cành và tăng lên 1,5 tỷ cành vào năm 2011. Sản phẩm hoa của thành phố chủ yếu tiêu thụ khắp nơi trong nước.
Chỉ khoảng 5% hoa Đà Lạt xuất khẩu ra nước ngoài. Những vườn cây ăn trái như đào, mận, hồng, dâu tây… Hay các vùng trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, hay atisô, loài cây dược liệu nổi tiếng được trồng chủ yếu ở những vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt.
Trong lĩnh vực Du lịch
Với điều kiện khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú. Giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng từ lâu đời.
Vào thời điểm năm 2001, thành phố có 369 khách sạn gồm 4.334 phòng với sức chứa 15.821 khách. Đến năm 2009, chỉ sau có 8 năm phát triển. Nhưng số lượng cơ sở lưu trú tại Đà Lạt đã tăng lên gấp đôi gấp ba.
Tuy vậy, phần lớn các cơ sở lưu trú của thành phố có quy mô trung bình hoặc nhỏ, mang tính cá nhân, gia đình và chưa thực sự chuyên nghiệp. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Phường 1 và Phường 2.
Một số ít nằm rải rác ở các phường lân cận. Hiện nay, các địa điểm lưu trú tại Đà Lạt đã được đầu tư hiện đại và rất phát triển, có tất cả các loại hình, với đủ loại tiêu chuẩn chất lượng. Từ nhà nghỉ bình dân, homestay đến những khu resort, villa sang chảnh, hiện đại. Đáp ứng được tất cả các nhu cầu, sở thích của du khách.
GỢI Ý: địa điểm check in Đà Lạt mới đẹp “rụng tim”
Du lịch tại Đà Lạt
So với các đô thị khác tại Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng thì Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái. Những thắng cảnh của thành phố, nằm trải dài ở cả khu vực trung tâm cả vùng ngoại ô. Như hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn….
Lịch sử đã để lại cho Đà Lạt không ít những công trình kiến trúc giá trị về mặt du lịch và lịch sử. Như những công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng… Cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố. Một vài địa điểm tại Đà Lạt mà du khách yêu thích như là Dinh III, biệt điện Trần Lệ Xuân, thiền viện Trúc Lâm, biệt thự Hằng Nga hay XQ Sử quán,…
Lễ hội hoa Đà Lạt
Từ năm 2005, lần đầu tiên thành phố tổ chức Festival Hoa. Một lễ hội với nhiều sự kiện cùng các hoạt động nghệ thuật nhằm giới thiệu các loài hoa địa phương cũng như từ những vùng miền khác. Năm 2007, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ hai đã thu hút khoảng 120 ngàn du khách tới thăm, đến năm 2012.
Còn số này đã tăng lên hơn 300 ngàn du khách tới tham dự, đây được xem là thành công lớn. Du lịch ngày càng phát triển, số lượng du khách trong và ngoài nước tìm đến Đà Lạt ngày càng đông. Năm 2009, có trên 2,1 triệu lượt khách, đã tăng gấp ba lần so với năm 2000.
9. Phát triển xã hội của thành phố Đà Lạt
Cùng tìm hiểu về những đặc điểm xã hội của Đà Lạt có thể bạn chưa biết:
Y tế
Theo số liệu thống kê năm 2011, thành phố Đà Lạt có 195 bác sĩ, 146 y sĩ và kỹ thuật viên, 285 y tá và 1.085 giường bệnh. Vào thời kỳ mới thành lập, ở Đà Lạt chỉ có một trạm cứu thương lưu động. Đến năm 1921 thành phố mới có được trạm xá đầu tiên.
Năm 1922 – 1938, Bệnh viện Đà Lạt được người Pháp khởi công xây dựng và hoàn thành. Năm 1975, khi tỉnh Lâm Đồng được thành lập, bệnh viện này trở thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Cũng trong thời kỳ này, Viện Pasteur Đà Lạt được khánh thành vào đầu năm 1936. Là đơn vị cuối cùng trong hệ thống các viện Pasteur ở Đông Dương. Năm 1986, Bệnh viện Y học cổ truyền được thành lập trên đường Cô Bắc.
Tới năm 1993 đổi tên thành Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch. Năm 1990, thành phố xây dựng một Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em dị tật. Sau này được sáp nhập với Viện Điều dưỡng và trở thành Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.
Cuối năm 2008, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt. Bệnh viện tư nhân đầu tiên của Đà Lạt và vùng nam Tây Nguyên với diện tích sàn sử dụng 30.000 mét vuông và 200 giường bệnh. Năm 2010, Bệnh viện Nhi Đà Lạt bắt đầu được xây dựng trên đồi thông thuộc khu Thánh Mẫu – Tô Hiệu thuộc Phường 8.
Và năm cuối năm 2013 được đưa vào hoạt động. Bệnh viện có quy mô 150 giường bệnh, là bệnh viện nhi đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Năm 2019, thêm một bệnh viện tư nhân được thành lập tại Đà Lạt. Phòng khám Đa khoa Phương Nam đầu tư hệ thống phòng khám hiện đại với 20 chuyển khoa. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Đà Lạt. Bên cạnh các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố cũng có một mạng lưới y tế riêng.
Bao gồm các cơ sở như Nhà hộ sinh Thành phố, Văn phòng Trung tâm Y tế, các phòng khám đa khoa khu vực… cùng các trạm y tế thuộc phường, xã.
Giáo dục
Sau khi triều đình Huế thông báo thành lập thị tứ Đà Lạt vào năm 1916. Hệ thống giáo dục ở Đà Lạt bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của thành phố. Trường học đầu tiên ở Đà Lạt là trường École française, khai giảng vào ngày 20 tháng 12 năm 1919. Chỉ dành riêng cho các học sinh người Pháp. Ngày nay, Đà Lạt vẫn là một trung tâm giáo dục của miền Nam Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2011:
- Bậc mẫu giáo: Thành phố cũng có 25 trường, 417 giáo viên và 8.972 học sinh.
- Bậc giáo dục tiểu học và phổ thông: Toàn thành phố Đà Lạt có 44 trường, 1.763 giáo viên và 37.711 học sinh, trong đó 16.712 học sinh tiểu học, 12.311 học sinh trung học cơ sở và 8.688 học sinh trung học phổ thông.
- Bậc giáo dục và dạy nghề: Tại Đà Lạt còn có thể thấy sự hiện diện của ba trường đại học, bốn trường cao đẳng cùng các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường giáo dục chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật…
Các trường Đại học tại Đà Lạt
Đại học Đà Lạt trở thành một trường đại học đa ngành. Với 52 ngành nghề của các bậc đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học đến nghiên cứu sinh. Năm 2011, Trường Đại học Đà Lạt có 22.665 sinh viên đang theo học ở tất cả các bậc đào tạo.
Từ năm 2004, thành phố Đà Lạt có thêm một trường đại học mới mang tên Alexandre Yersin. Hiện nay, Trường Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt gồm 8 khoa, đào tạo 2.329 sinh viên trong năm 2011.
Sau tháng 4 năm 1975, các trường quân sự của Việt Nam Cộng hòa bị giải thể. Bộ Quốc phòng quyết định chuyển địa điểm của Học viện Quân sự từ Hà Nội vào Đà Lạt. Tiếp nhận cơ sở từ các trường quân sự cũ. Học viện Lục quân ngày nay nằm ở phía đông bắc thành phố. Là nơi đào tạo sĩ quan trung cao cấp cho Quân đội Việt Nam, cũng là một cơ quan nghiên cứu khoa học quân sự. Bên cạnh các cơ sở giáo dục, ở Đà Lạt còn có sự hiện diện của nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng. Như Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt hay Viện Pasteur Đà Lạt.
10. Phát triển Văn hóa tại thành phố Đà Lạt
Những nét về văn hóa Đà Lạt mà bạn không nên bỏ qua:
Cơ quan truyền thông
Từ năm 1949, thành phố Đà Lạt đã có đài phát thanh. Radio Dalat là một trong bốn đài phát thanh thành lập đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1977, được sự trợ giúp kỹ thuật của Truyền hình Việt Nam. Một trạm tiếp sóng truyền hình được xây dựng tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Phường 7.
Tiếp sóng kênh 9 Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Đà Lạt có hai đài quốc gia là Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng và Đài Truyền thanh – Truyền hình Đà Lạt.
Về mảng báo chí, ở Đà Lạt có nhiều tờ báo, tạp chí của tỉnh. Quan trọng nhất là báo Lâm Đồng, tờ báo này ra số đầu tiên năm 1977. Ngoài ra, còn có các tờ tạp chí khác như tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ, tạp chí Lang Bian của Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, tạp chí Du lịch Đà Lạt của Sở Du lịch và Thương mại,…
Kiến trúc
Đà Lạt là đô thị duy nhất ở Việt Nam được quy hoạch bài bản ngay từ khi hình thành. Vào năm 1906, Đà Lạt chỉ là một địa điểm hoang vắng. Nhưng thị trưởng Paul Champoudry – vị thị trưởng đầu tiên của Đà Lạt đã bắt đầu áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng rất hiện đại.
Đến nay, qua nhiều năm hình thành, thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20 với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu nơi đây đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với địa hình và hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện nay không ít công trình kiến trúc giá trị không được bảo tồn tốt, nhiều ngôi biệt thự cổ đã bị bỏ hoang.
Chính vì thế, năm 2010, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã mời một nhóm kiến trúc sư thuộc Viện Thiết kế quy hoạch đô thị Paris và một công ty thiết kế quy hoạch khác của Pháp để thực hiện quy hoạch lại Đà Lạt.
GỢI Ý: 14 địa điểm Camping Đà Lạt chụp hình đẹp nhất
Địa điểm văn hóa
Thành phố Đà Lạt có một bảo tàng, một rạp chiếu phim (Cinestar) và có một nhà hát hay sân khấu (Dalat Opera House). Các thiết chế văn hóa chủ yếu ở Đà Lạt ngày nay còn có Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Bảo tàng Lâm Đồng và Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng
Thư viện tỉnh Lâm Đồng
Thư viện Đà Lạt thành lập từ năm 1958 trên cơ sở tiếp quản toàn bộ khuôn viên tòa thị chính thị xã Đà Lạt. Sau năm 1975, cơ sở này được giao cho cơ quan văn hóa quản lý. Năm 1976, Thư viện tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên nền tảng Thư viện Đà Lạt và hàng ngàn bản sách do Thư viện Hà Giang gửi tặng.
Hiện nay, thư viện vẫn còn lưu giữ trên 200.000 bản sách và hàng chục ngàn bản báo và tạp chí, phục vụ 35.397 lượt độc giả trong năm 2011.
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng
Được thành lập vào năm 1978 với các hiện vật về dân tộc học từ một số bộ sưu tập cá nhân và của chính quyền Việt Nam Cộng hòa để lại. Lúc đầu, bảo tàng đóng tại địa chỉ số 31 đường Trần Bình Trọng, nhưng sau nhiều lần thay đổi địa điểm, năm 1999, bảo tàng chuyển về biệt thự của điền chủ Nguyễn Hữu Hào, cha của Hoàng hậu Nam Phương.
Ngày nay, Bảo tàng Lâm Đồng được xem như bảo tàng tổng hợp về khảo cứu địa phương, lưu giữ khoảng hơn 15.000 hiện vật về các nghiên cứu, phát hiện khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử và hai cuộc chiến tranh. Hàng năm bảo tàng đón hàng ngàn lượt khách tham quan tìm hiểu. Bên cạnh đó, Đà Lạt cũng là nơi tập trung nhiều lễ hội như Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội đồi cỏ hồng, Lễ hội mưa,…
Nghệ thuật
Đà Lạt là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt trong các lĩnh vực âm nhạc, nhiếp ảnh và văn chương. Những tác phẩm đầu tiên viết về Đà Lạt chủ yếu là nhật ký và ghi chép của các nhà thám hiểm như bác sĩ Paul Néis, trung úy Albert Septans, bác sĩ Alexandre Yersin… tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp.
Còn tác phẩm Lâm Viên hành trình nhật ký của Đoàn Đình Duyệt được xem là tác phẩm đầu tiên của người Việt viết về Đà Lạt. Khi thành lập thành phố Đà Lạt, báo chí bắt đầu xuất hiện nhiều bài viết, phóng sự về Đà Lạt hơn.
Trong lĩnh vực thi ca, giai đoạn đầu, nổi bật là hai bài thơ: Đà Lạt trăng mờ của Hàn Mặc Tử và Đà Lạt đêm sương của Quách Tấn.
Thời gian 1954 đến 1975, khi Đà Lạt là một trong những trung tâm tri thức của miền Nam Việt Nam, tiêu biểu là các tác phẩm như truyện dài Hoa bươm bướm của Võ Hồng, Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Con đường của Nguyễn Đình Toàn, các tiểu thuyết Tóc Mây và Thung lũng tình yêu của Lệ Hằng hay tập truyện ngắn Bay đi những cơn mưa phùn của Phạm Công Thiện.
Khám phá âm nhạc – nguồn cảm xúc
Với âm nhạc, Đà Lạt thơ mộng là nguồn cảm xúc của rất nhiều nhạc sỹ, nổi tiếng có ca khúc “Cỏ hồng” của Phạm Duy, “Thành phố buồn” của Lam Phương, “Thương về miền đất lạnh” và “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ, “Còn nắng trên đồi”, “Hãy ngồi xuống đây”, “Vũng lầy của chúng ta” của Lê Uyên Phương, “Tuổi đá buồn” của Trịnh Công Sơn hay “Ai lên xứ hoa đào”,”Bài thơ hoa đào” của Hoàng Nguyên và “Đồi thông hai mộ” của Hồng Vân.
Ngoài ra, Đà Lạt cũng sản sinh ra nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi của tân nhạc Việt Nam, kể đến như nữ danh ca Khánh Ly, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, ca sĩ Lê Uyên.
Triển lãm Đà Lạt
Những năm gần đây, không ít những triển lãm với đề tài Đà Lạt đã được tổ chức tại chính thành phố, các địa điểm khác trong nước và cả nước ngoài. Triển lãm nổi bật phải kể đến là bộ ảnh “Đà Lạt xưa”, bộ ảnh “Đà Lạt – Cadasa”, những bức ảnh về Đà Lạt – thành phố ngàn hoa được đưa đến với ASEAN.
Vào năm 2000, tại Liên hoan ảnh nghệ thuật quốc tế Hasselblad Austrian Super Circuit ở Áo, câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Lạt đã được ban tổ chức tặng Cúp vàng và bình chọn là câu lạc bộ có bộ ảnh dự thi đẹp nhất trong số 41 ngàn bức ảnh từ hơn 120 nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Đà Lạt cũng là nơi lý tưởng mà nhiều đạo diễn truyền hình và điện ảnh trong nước chọn làm địa điểm quay phim. Với những lợi thế về phong cảnh thiên nhiên ưu đãi và những thắng cảnh, không gian những tòa kiến trúc, biệt thự.
Có không ít những bộ phim lấy bối cảnh Đà Lạt, trong số đó có thể kể đến như Con ma nhà họ Hứa (1973), Giỡn mặt tử thần (1975), Tình nhỏ làm sao quên (1993), Khi yêu đừng quay đầu lại (2010)…
GỢI Ý: Các Món Đặc Sản Đà Lạt Nổi Tiếng Thơm Ngon Khó Cưỡng
11. Tình hình Giao thông tại Đà Lạt
Với đặc điểm địa hình nằm trên cao nguyên do đó ở Đà Lạt có 3 loại hình giao thông, đó là đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Trong tình hình du lịch phát triển như hiện nay, các loại hình giao thông ở đây rất được đầu tư phát triển.
Về đường bộ
Sau đây là một số thông tin về đường bộ Đà Lạt:
Giao thông liên huyện, liên tỉnh:
Muốn di chuyển từ Thành phố Đà Lạt đến các thành phố khác chúng ta phải đi trên Quốc lộ 20. Chính vì thế đây là tuyến giao thông quan trọng nhất tại Đà Lạt.
Năm 2007, tuyến đường này đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Giúp hành trình Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang rút ngắn chỉ còn khoảng 130 km. Không phải 228 km như trước kia. Tuyến đường này giao với Quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai. Hướng về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại D’Ran để về Phan Rang và các tỉnh Nam Trung Bộ.
Ngoài ra, Quốc lộ 20 này còn cắt qua Di Linh, từ đây theo quốc lộ 28 về hướng Nam sẽ dẫn đến thành phố Phan Thiết. Xuất phát từ Đà Lạt, tuyến quốc lộ 27C (trước kia là đường 723) đi xuyên qua các huyện Lạc Dương của Lâm Đồng. Và Khánh Vĩnh, Diên Khánh của Khánh Hòa, tới thành phố Nha Trang.
Ngoài ra, Đà Lạt còn một tuyến tỉnh lộ khác là đường 722 đi Đam Rông. Nối thành phố với các vùng Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng.
Giao thông nội thị
Vào năm 2006, các tuyến xe bus tại Đà Lạt đã hình thành, đầu tiên là tuyến xe bus từ Đà Lạt đến Đức Trọng. Đến năm 2007, Đà Lạt có ba công ty kinh doanh vận tải xe bus với tổng cộng 79 đầu xe. Khai thác các tuyến nội thị và từ Đà Lạt đến các huyện lân cận. Ngoài ra còn có khoảng 10 công ty vận tải taxi, như Mai Linh, Phương Trang và Thắng Lợi,…
Về đường hàng không thành phố Đà Lạt
Đà Lạt có 2 sân bay, đó là sân bay Liên Khương và sân bay Cam Ly:
Sân bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía nam. Nằm cạnh Quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Sân bay này được xây dựng và đưa vào hoạt động vào năm 1933. Khi đó chỉ có một đường băng bằng đất nện cứng dài 700 mét.
Năm 2003, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã nâng cấp sân bay Liên Khương đạt tiêu chuẩn 4C. Theo phân cấp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới của sân bay với diện tích sàn 12.000m2 được khánh thành. Bắt đầu khai thác các đường bay quốc tế. Đến năm 2012, Hãng hàng không Vietnam Airlines và Air Mekong khai thác chuyến bay khứ hồi hàng ngày chặng Đà Lạt – Hà Nội, hoặc Đà Lạt – Sài Gòn. Riêng chuyến khứ hồi Đà Lạt – Đà Nẵng chỉ có Hãng hàng không Vietna 0020m Airlines khai thác 1 chuyến/ ngày.
Còn sân bay Cam Ly, có nguồn gốc là từ sân bay quân sự của Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, sân bay Cam Ly được chuyển giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Nhưng do hoạt động không hiệu quả, nên sân bay này bị bỏ hoang nhiều năm. Đến cuối 2010, được giao lại cho Bộ Quốc phòng quản lý.
Về Đường sắt
Năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Khác với các tuyến đường sắt bình thường khác ở Việt Nam. Tuyến đường sắt này sử dụng hệ thống đường sắt răng cưa. Gồm ba đoạn từ Sông Pha lên tới Đà Lạt, tổng cộng gần 16 km.
Điểm cuối của tuyến đường sắt này là nhà ga Đà Lạt. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo do hai kiến trúc sư người Pháp Révéron và Moncet thiết kế xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938.
Tuy nhiên đến năm 1972, do chiến tranh trở nên khốc liệt nên tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Sau khi hòa bình lập lại, từ năm 1991, thành phố Đà Lạt cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát.
Cùng nhà ga Đà Lạt để phục vụ du lịch và đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách khi đến Đà Lạt. Mặc dù không còn kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt Việt Nam. Nhà ga Đà Lạt vẫn bán vé tàu lvà có xe trung chuyển từ ga Đà Lạt đến ga Nha Trang và ga Tháp Chàm.
Lời kết
Qua bài viết, hi vọng các bạn đã có thấy được bức tranh tổng quan về Thành phố Đà Lạt. Chắc chắn trong lòng mỗi chúng ta đã có những định hướng của riêng mình liên quan đến Đà Lạt. Mong rằng trong tương lai, Đà Lạt ngày càng phồn hoa và phát triển.
Những câu hỏi liên quan đến Thành phố Đà Lạt:
Đà Lạt có tổng diện tích là bao nhiêu vậy Diachiamthuc.vn ơi?
Xin thông tin đến bạn, tổng diện tích của Đà Lạt lên đến khoảng 394,64 km.
Ở Đà Lạt có những loại hoa gì?
Những địa điểm đẹp tại Đà Lạt không nên bỏ qua?