Nkosi Johnson – Bạn đã từng nghe đến cái tên Nkosi Johnson?. Liệu bạn đã biết gì về câu chuyện cuộc đời của cậu ấy?. Vì sao Nkosi Johnson lại được gọi với cái tên “ chiến binh Nam Phi”?. Tại sao Google Doodle lại tôn vinh Nkosi Johnson?.
Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ tìm được Diachiamthuc.vn chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé. Nào bạn hãy cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cuộc đời của chiến binh quả cảm này nhé. Contents
Nkosi Johnson là ai? – Tiểu sử của chiến binh này
Sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt: | Nkosi Johnson sinh ra vào năm 1989 tại Johannesburg, Nam Phi. Ông mất khi chỉ mới 12 tuổi vì HIV/AIDS. Cha của ông là một người da màu và mẹ là một phụ nữ trắng, và ông bị bỏ rơi khi mới chào đời |
Nổi tiếng: | Năm 2000, khi mới chỉ 11 tuổi, Nkosi Johnson đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về tình trạng của những đứa trẻ như ông, những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Nam Phi. Bài diễn văn của ông đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những diễn văn nổi tiếng nhất về vấn đề AIDS |
Hoạt động: | Nkosi Johnson đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất trong cuộc đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Nam Phi. Ông đã lên tiếng đòi hỏi những quyền lợi và tiện nghi cơ bản cho những người bị nhiễm HIV/AIDS, như quyền được học tập và được điều trị |
Đóng góp: | Trước khi qua đời, Nkosi Johnson đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích giúp đỡ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS tại Nam Phi |
Nhận được sự ủng hộ của Nelson Mandela: | Nelson Mandela đã gọi ông là một “người hùng” và hứa sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp đỡ các bệnh nhân AIDS |
Để trả lời câu hỏi trên trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu một chút về dịch HIV ở các nước Nam Phi. Lesotho là một quốc gia tại cực Nam châu Phi. Nó nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hòa Nam Phi và là một thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh. Đất nước này này có tỉ lệ người nhiễm bệnh HIV lên đến 25% người trưởng thành. Một con số khiến nhiều người phải kinh hoàng vì tỉ lệ người mắc bệnh quá cao. Đây từng bị coi là vùng đất đặc biệt, nơi mà “ra ngõ cũng gặp người nhiễm HIV”.
Nkosi Johnson là cái tên nằm trong top 5 những người Nam Phi vĩ đại truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng.
Nkosi Johnson vốn chỉ là một cậu bé, không may mắn khi cậu bé ấy nhiễm HIV/AIDS. Nhưng không vì vậy mà cậu từ bỏ sự sống hay có những suy nghĩ cực đoan. Cậu bé ấy đã sống như một chiến binh dũng cảm. Mặc dù mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng vẫn dũng cảm đấu tranh chống lại sự kỳ thị, chống lại căn bệnh HIV/AIDS.
Cậu đã sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng chiến binh nhỏ bé này đã làm nên nhiều điều phi thường. khiến chúng ta phải trầm trồ thán phục. Được biết Nkosi Johnson là đứa trẻ nhiễm HIV sống lâu nhất, tại thời điểm cậu qua đời ở tuổi 12.
GỢI Ý: Charles Michèle De L’epée là ai? Vì sao được Google Doodle vinh danh?
Chiến binh bất diệt chống HIV/AIDS
Cậu đã sống với căn bệnh này trong suốt 12 năm tuổi đời và nhiều tháng trong bụng mẹ. Được biết khi còn chưa sinh ra cậu bé Nkosi Johnson đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Vì mẹ cậu dương tính với HIV và trong thời gian mang thai đã truyền nhiễm sang cho cậu. Thật đáng buồn với một thiên thần nhỏ chưa nhìn thấy ánh sáng mặt trời, đã nhận lấy cho mình một căn bệnh thế kỷ. Nó cướp đi mạng sống của cậu ở độ tuổi đẹp nhất.
Được biết theo thống kê lúc đó có hơn 70.000 trẻ em ở Nam Phi mỗi năm bị nhiễm HIV. Thế nhưng cuộc đời của cậu lại tiếp thêm động lực cho hàng triệu người trên thế giới. Câu chuyện về cuộc đời phi thường, kiên cường, dũng cảm. Luôn chiến đấu với bệnh tật để giành lại sự sống. Chính sức sống mãnh liệt của cậu đã truyền cảm hứng, góp phần làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của nhiều người trên thế giới về căn bệnh này.
Dưới đây sẽ là câu chuyện về cuộc đời cậu.
Cuộc đời Nkosi Johnson khi còn là thai nhi
Nkosi Johnson tên thật là Xolani Nkosi. Sinh ngày 4/2/1989 tại thị trấn Johannesburg ở Nam Phi. Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, chưa nhìn thấy ánh mặt trời đầu tiên cậu đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ mang tên HIV. Johnson mắc phải căn bệnh này bởi người mẹ đẻ của cậu dương tính với HIV. Và truyền nhiễm qua cầu bởi 1 trong 3 con đường lây truyền bệnh mà chúng ta đã được học.
Sau một thời gian sống chung cùng bệnh, tình hình của bà trở nặng. Khi đó Johnson đã được quyết định sẽ đến trung tâm AIDS. Thật may mắn khi tại đây cậu đã gặp được người sau này trở thành mẹ nuôi của mình. Đó là Gail Johnson, một nhân viên tình nguyện của Mỹ đến Nam Phi.
Về sau trung tâm AIDS bị đóng cửa vì không có tiền hoạt động. Cuối cùng Gail Johnson quyết định đưa Nkosi về nhà sinh sống và chăm sóc. Cho đến năm 1997 mẹ đẻ của Nkosi qua đời.
Sống và làm quen với căn bệnh từ khi chưa chào đời không ai nghĩ rằng cậu bé có thể sống tới 7 tuổi. Và Johnson đã làm mọi người không khỏi ngạc nhiên khi trở thành đứa trẻ mắc bệnh AIDS sống lâu nhất lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của cậu ngày một xấu đi. Cậu trở nên yếu ớt hơn rất nhiều. Đồng hành cùng cậu trong suốt thời gian đó là sự hỗ trợ của thuốc. Kết hợp cùng phương thức điều trị. Mọi thứ có ích khi cậu trở nên khỏe hơn và tiếp tục chiến đấu với bệnh tật.
Nkosi Johnson “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho cuộc sống”
Đến khi Nkosi được 8 tuổi, như bao bà mẹ khác Gail Johnson đã cố gắng đăng ký cho cậu bé đi học ở ngoại ô của thành phố. Không ngờ rằng khi phát hiện ra căn bệnh của cậu các giáo viên và phụ huynh đồng loạt phản đối. Làm theo bản năng một người mẹ. Gail Johnson đã cố gắng đấu tranh để Nkosi có thể trở thành một học sinh bình thường ở ngôi trường tiểu học đó.
Ngay khi biết đến sự việc này, đã gây nên làn sóng phẫn nộ cực cao ở cấp chính trị cao nhất Hiến pháp Nam Phi. Đối với việc cấm phân biệt đối xử với lý do về y tế và trường học, một việc đáng lẽ không nên xảy ra. Rất may là sau đó cậu bé Nkosi Johnson đã được đến trường. Và được học tập như những đứa trẻ bình thường. Và cũng bắt đầu từ đây các sở giáo dục tỉnh trên khắp Nam Phi chuyển sang các chính sách mới chống kỳ thị bệnh Aids.
Nkosi Johnson chiến đấu ở mọi nơi
Vào tháng 7/2000, Nkosi nói chuyện với các đại biểu tại hội nghị Aids quốc tế thứ 13 diễn ra tại Durban. Khi đó Nkosi Johnson chỉ vỏn vẹn có 11 tuổi. Cậu xuất hiện trong bộ đồ tối màu, càng khiến cho thân hình vốn đã ốm yếu nay lại càng trông nhỏ bé hơn. Tuy vậy cậu đã dũng cảm đứng trên sân khấu. Đối diện với 10.000 vị đại biểu và chia sẻ về câu chuyện của mình.
Chúng khiến ta tự hỏi liệu điều gì đã tiếp thêm dũng khí cho cậu. Khiến cậu mạnh mẽ và dạn dĩ để đến đây và đối diện với hàng ngàn người như vậy. Những lời chia sẻ của cậu đã chạm đến nơi sâu nhất trong tâm hồn mỗi con người. Kêu gọi lòng trắc ẩn của mọi người với những bệnh nhân mắc phải bệnh HIV/AIDS. Đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ có thai. Bài phát biểu đầy cảm xúc và chân thành đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Trung tâm Nkosi’s Haven chữa trị AIDS ra đời
Từ đó mẹ Gail Johnson và Nkosi đã cùng nhau thành lập nên một trung tâm. Nơi để các bà mẹ không may nhiễm phải HIV và những đứa con đáng thương của họ có thể tiếp tục sống và điều trị. Tên trung tâm là Nkosi’s Haven được xây dựng ngay tại Johannesburg.
Tổng thống Nam Phi khi đó là Nelson Mandela đã gọi Nkosi là “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho cuộc sống”.
Bài phát biểu truyền cảm hứng khiến 10.000 người chết lặng
Vào một ngày hè năm 2000, có một cậu bé xuất hiện trong một đôi giày thể thao cùng bộ quần áo tối màu. Cậu đứng trước 10.000 người là đại biểu quốc tế để chia sẻ về câu chuyện cuộc đời mình.
Trong phút chốc toàn bộ các vị đại biểu có mặt tại hội nghị gần như im lặng và lắng nghe không sót một lời nào trong bài chia sẻ của cậu. Sự khâm phục và cảm thương sâu sắc đã hiện hết lên bên trong đôi mắt và gương mặt của mỗi người.
GỢI Ý: Else Lasker-Schüler: Nữ do sĩ Thái nổi tiếng được Google Doodle vinh danh
Thông điệp của cậu bé Nkosi Johnson
Cậu đã nói: “Thật buồn khi chứng kiến nhiều người cũng ốm, nhiều người bị bệnh. Tôi ước tất cả mọi người trên thế giới có thể khỏe mạnh”
“Hãy quan tâm đến những đứa trẻ như chúng cháu và chấp nhận tất cả những người bị bệnh Aids – tất cả sinh ra đều là con người. Chúng cháu vẫn bình thường. Chúng cháu có chân, có tay, có thể đi bộ, có thể nói chuyện. Chúng cháu cũng có nhu cầu như bao người khác. Xin đừng sợ chúng cháu – tất cả chúng ta đều giống nhau”
Kể từ đó cậu bé Nkosi Johnson đã trở thành một nhân vật được biết đến và nổi tiếng ở Nam Phi. Tham gia các chiến dịch chống lại sự kỳ thị đối với người bệnh Aids. Và hơn hết rất nhiều người trên khắp thế giới đã biết đến sự tồn tại của cậu. Và ủng hộ chiến dịch mà cậu tham gia.
Nkosi Johnson và tinh thần chiến đấu quả cảm
Sự ra đi của Nkosi có hàng nghìn người viếng thăm
Vào tháng 10/2000 Nkosi Johnson đã tham dự hội nghị tại Atlanta. Nhưng không được khỏe nên đã quay trở lại Mỹ. Lúc đó, Nkosi được chuẩn đoán bị tổn thương não và nửa hôn mê.
Ngày 1/6/2001 vào lúc 5h40 sáng thứ 6 Nkosi Johnson qua đời khi được 12 tuổi. Chiến binh Nkosi Johnson được chôn cất tại Johannesburg có hàng ngàn người đã đến viếng.
Sự ghi nhận dành tới Nkosi Johnson
Với lòng quả cảm, kiên trì chống chọi với bệnh tật và thông điệp ý nghĩa từ bài phát biểu của cậu. Đã làm lay động trái tim hàng triệu người trên thế giới. Sau khi Nkosi mất Bộ trưởng phát triển xã hội của Nam Phi đã thừa nhận sự đóng góp của Nkosi. Di sản của Nkosi Johnson để lại chính là trung tâm Nkosi’s Heaven. Do cậu và mẹ nuôi của mình vận động thành lập nên. Đây là nơi dành cho những bà mẹ và những đứa trẻ mang bệnh HIV/Aids.
Và để tôn vinh sự dũng cảm này nhà tổ chức KidsRights đã tạo ra giải thưởng Hòa bình cho trẻ em Quốc tế bắt đầu từ năm 2005. Vào tháng 11/2006 Gail Johnson đã đại diện Nkosi nhận giải thưởng hòa bình cho trẻ em Quốc tế. Trung tâm Nkosi’s Haven đã nhận giải thưởng 100.000 USD từ Quỹ KidsRights. Mỗi năm giải thưởng này sẽ được trao cho một người trẻ tuổi có đóng góp tiêu biểu nhằm thúc đẩy quyền trẻ em trên toàn Thế giới. Một điều tuyệt vời mà Nkosi đã để lại cho chúng ta.
Cho đến nay, tổ chức phi chính phủ Nkosi’s Haven vẫn đang hoạt động và tiếp tục cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh AIDS. Đặc biệt đâu là ngôi nhà an toàn cho các bệnh nhân, gia đình bị ảnh hưởng bởi AIDS.
Người chiến binh Nam Phi vĩ đại được Google Doodle tôn vinh
Được biết Google Doodle là một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và con người.
Ngày 04/02/2020 Google Doodle đã tôn vinh Nkosi Johnson để kỷ niệm ngày sinh nhật của nhà hoạt động HIV/AIDS. Trên trang chủ Google, logo thường thấy của Google được thay thế bằng hình ảnh một cậu bé nhỏ nhắn đang cầm mic đứng diễn thuyết trước hội nghị.
Không quản bệnh tình khó khăn cùng sự kỳ thị lúc bấy giờ, Nkosi Johnson đã dũng cảm đứng lên vận động và đòi quyền bình đẳng cho trẻ em bị AIDS. Nkosi đã đóng góp rất lớn vào sự thay đổi nhận thức của dân chúng về căn bệnh này, đặc biệt là người dân ở Nam Phi.
Cậu đã để lại tài sản quý giá là thay đổi cách nhìn của người dân trên thế giới về bệnh nhân nhiễm HIV. Giúp họ dũng cảm tiến lên một bước để có thể hòa nhập với cộng đồng. Cậu bé chính là một chiến binh dũng cảm, là “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho cuộc sống”.
Lời kết
Chính vì vậy, Google đã tôn vinh sự dũng cảm và đóng góp to lớn của Nkosi Johnson. Cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng cho trẻ em bị nhiễm AIDS.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cậu bé Nkosi Johnson và cuộc đời của cậu, cũng như những đóng góp to lớn của cậu với cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng cho trẻ em bị nhiễm AIDS. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Thân ái.
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
✪ Tiểu sử Giáo sư Rapee Sagarik ”Cha đẻ hoa lan Thái Lan”
✪ Black Friday là ngày gì – Kinh nghiệm săn khuyến mãi giảm giá Black friday
✪ Giải mã bí mật 12 cung hoàng đạo – Tính cách, tình yêu, sự nghiệp
Những thắc mắc liên quan
Cậu bé Nkosi Johnson là một đứa trẻ Nam Phi bị nhiễm HIV/AIDS, là một người đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của công chúng về đại dịch và ảnh hưởng của nó trước khi qua đời ở tuổi 12. Nkosi Johnson được xếp hạng thứ năm trong danh sách những Người Nam Phi vĩ đại của SABC3
Cậu sinh ngày 4 tháng 2 năm1989 và mất ngày 1 tháng 6 năm 2001. Quốc tịch cộng hòa Nam Phi
Ngày 04/02/2020 Google Doodle đã tôn vinh Nkosi Johnson, để kỷ niệm ngày sinh nhật của nhà hoạt động HIV/AIDS.