Chùa Ngọc Hoàng TPHCM: Cổ tự LINH THIÊNG nổi tiếng

Chùa Ngọc Hoàng TPHCM là một trong những ngôi chùa Sài Gòn dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng, an yên.Ngoài nổi tiếng với sự linh thiêng, ngôi chùa này còn mang trong mình nét đẹp cổ kính với lối kiến trúc Trung Hoa thu hút lòng người đến lạ. Vậy vì sao chùa Ngọc Hoàng có sức hút đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Chùa Ngọc Hoàng TPHCM

Chùa Ngọc Hoàng TPHCM

1. Thực hư ngôi chùa Ngọc Hoàng cầu duyên, cầu con nổi tiếng nhất TPHCM?

Địa chỉ: 73 Đ. Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 07:00–17:30
Giá tham khảo: Miễn phí
Số điện thoại: 02838203102
Đánh giá: 4,5/5
 

Là ngôi cổ tự linh thiêng nằm yên tĩnh ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ. Chùa Ngọc Hoàng thu hút được sự chú ý của rất nhiều du khách nước ngoài cũng như người dân bản địa đến hành hương.

Không những vậy, người ta còn nói rằng ngôi chùa này được rất nhiều người đến đây cầu duyên, cầu con. Trong hành trình ngày hôm nay, Diachiamthuc.vn sẽ dắt bạn đi khám phá địa điểm du lịch TpHCM nổi tiếng này nhé!

Thực hư ngôi chùa Ngọc Hoàng

Thực hư ngôi chùa Ngọc Hoàng

  XEM THÊM: Hầm Thủ Thiêm – Đường hầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam

2. Địa chỉ Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Chùa Ngọc Hoàng tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng (tên chữ là Phước Hải Tự) tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sài Gòn tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1. Đây là ngôi chùa cổ rất nổi tiếng với người dân Sài Gòn và khách du lịch với vẻ đẹp cổ kính, chốn cầu tự, cầu duyên linh thiêng. 

Địa chỉ Chùa Ngọc Hoàng

Địa chỉ Chùa Ngọc Hoàng

Dù cách biệt với sự nhộn nhịp của thành phố nhưng đường di chuyển đến chùa tương đối dễ dàng. Chùa Ngọc Hoàng thường mở cửa từ 7h đến 18h tất cả các ngày trong tuần để tiếp đón du khách đến hành hương và tham quan. Đặc biệt vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng chùa mở cửa từ 5h đến 19h. Khi lên kế hoạch tham quan Chùa Ngọc Hoàng, bạn hãy lưu ý đến thời gian hoạt động của chùa nhé!

Review chùa Ngọc Hoàng

Review chùa Ngọc Hoàng

  ĐỌC THÊM: Chùa Phổ Quang Sài Gòn: điểm đến tâm linh mang kiến trúc độc đáo

3. Lịch sử chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng do một người Trung Quốc tên là Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên) xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu thế kỷ XX. Ngôi chùa trước đây vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đồng thời được Lưu Minh sử dụng làm nơi họp kín kế hoạch lật đổ nhà Mãn Thanh.

Vào năm 1982, ngôi chùa được hòa thượng tên Thích Vĩnh Khương tiếp quản và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984 thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải Tự.

Lịch sử chùa Ngọc Hoàng

Lịch sử chùa Ngọc Hoàng

Sau thời gian dài của lịch sử, chùa Ngọc Hoàng tại đường Mai Thị Lựu ngày càng được biết đến. Hiện nay đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn. Ngôi chùa gây dấu ấn trong lòng người dân thành phố và khách du lịch phương xa với sự linh thiêng. Nơi đây được xem là chốn cầu con, cầu duyên và cầu bình an.

4. Kiến trúc chùa Ngọc Hoàng mang phong cách Trung Hoa

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ, được xây dựng bởi một người gốc Trung Quốc. Chính vì thế nên kiến trúc tại đây sở hữu nhiều đặc điểm của quốc gia này. Chùa Ngọc Hoàng mang lối kiến trúc của kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa được xây dựng từ gạch nung với lợp mái ngói âm dương. Ngoài ra còn kết hợp trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu.

Kiến trúc chùa Ngọc Hoàng

Kiến trúc chùa Ngọc Hoàng

Đây chính là những điểm nổi bật nhất của phong cách kiến trúc này. Trong chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật làm bằng gỗ, gốm, giấy bồi như: Tượng thờ, tranh thờ, bao lam, hương án, liễn đối,… Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300 m2.

Phía trước là ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ Pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng. Đây cũng là điểm nhấn đặc biệt cho kiến trúc của chùa.

Chùa Ngọc Hoàng mang kiến trúc Trung Hoa

Chùa Ngọc Hoàng mang kiến trúc Trung Hoa

Khác với vẻ ngoài cổ kính của kiến trúc Trung Hoa cổ, bên trong chùa đến nay đã được trùng tu đôi phần. Nhưng vẫn giữ lại được những đặc trưng kiến trúc cổ từ từng hoa văn, họa tiết. Chùa được trang trí rực rỡ làm cho vẻ đẹp ở chốn thờ tự này vô cùng thu hút. Chùa Ngọc Hoàng sẽ là một địa điểm du lịch tâm linh yên bình nhưng vẫn sẽ để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng khó phai.

  ĐỌC THÊM: Dinh Độc Lập – di tích lịch sử đã đến TP. HCM là PHẢI GHÉ THĂM!

5. Chùa Ngọc Hoàng thờ ai?

Chùa Ngọc Hoàng gồm 3 tòa chính là: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chánh điện được dùng để thờ Ngọc Hoàng Đại Đế, Huyền Thiên Bác Đế và các thiên binh thiên tướng. Ngoài ra chùa còn kết hợp thờ các vị bồ tát và một số thần linh quen thuộc trong tin ngưỡng Trung Hoa. Về tổng quan, tín ngưỡng tại ngôi chùa này theo thờ Đạo Giáo với tâm hướng về Ngọc Hoàng Đại Đế.

Chùa Ngọc Hoàng thờ ai

Chùa Ngọc Hoàng thờ ai

Đặc biệt, nơi đây còn thờ phụng Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này nổi tiếng trong việc cầu con cái vô cùng linh nghiệm. Nhìn chung, bạn có thể thành tâm cầu con cái hay cầu bình an cho gia đình khi đến chùa Ngọc Hoàng. Ngoài ra, khi đến chùa, các bạn trẻ còn có thể cầu tình duyên với tượng thờ Thánh Mẫu và ông Tơ, bà Nguyệt.

6. Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng: Cầu con, cầu duyên, cầu bình an

Với tín ngưỡng Đạo giáo thờ nhiều vị thần coi sóc trần thế, chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng và được biết đến là một chốn linh thiêng nơi bạn có thể cầu con cái, bình an và tình duyên.

Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng

Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng

Cầu con ở chùa Ngọc Hoàng

Là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Chùa Ngọc Hoàng được nhiều cặp vợ chồng tìm đến cầu con cái. Chùa Ngọc Hoàng có đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở. Vì vậy nơi đây được nhiều vợ chồng hiếm muộn gửi gắm mong ước của mình về đường con cái.

Bên cạnh chánh điện thờ Ngọc Hoàng, điện thờ Thánh Mẫu là nơi được khách hành hương ghé thăm nhiều nhất vào mỗi dịp lễ lớn nhỏ và cả ngày thường.

Cầu con ở chùa Ngọc Hoàng

Cầu con ở chùa Ngọc Hoàng

Khi đến đây, bạn sẽ được một cụ bà đứng túc trực cạnh Kim Thoa Thánh Mẫu hướng dẫn tỉ mỉ về cách cầu khấn. Với nghi lễ đơn giản, không quá phức tạp nên rất nhiều người sẵn lòng đến đây thành kính dâng lễ nguyện vọng. Ngôi chùa Ngọc Hoàng này cũng nổi danh. Bởi sự linh nghiệm khi người dân thật lòng thành tâm và sống thiện lành thì đều được đáp trả xứng đáng.

  ĐỌC THÊM: Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn tự túc SIÊU TIẾT KIỆM

Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên

Ngoài nổi tiếng linh thiên về cầu con cái, cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng cũng được biết đến với nhiều nguyện vọng cầu duyên viên mãn. Nếu bạn đã đã có người trong lòng và mong muốn nên duyên vợ chồng có thể đến đây thành tâm cầu nguyện.

Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên

Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên

Sau khi thắp hương, thành tâm khấn tên mình và tên người trong lòng. Bạn chỉ cần sờ vào tượng ông Tơ bà Nguyệt để xin tình duyên viên mãn. Thánh Mẫu sẽ thỏa ước nguyện , để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên tơ hồng.

Chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, sức khỏe

Vào mỗi dịp đầu năm, chùa Ngọc Hoàng được rất nhiều người tìm đến để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới. Vì chùa nổi tiếng linh thiêng, bạn có thể ghé thăm tượng Hoa Đà tiên sư để thành tâm cầu khấn. Chỉ cần thành tâm ắt hẳn sẽ được đền đáp.

Chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, sức khỏe

Chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, sức khỏe

Vào ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, mùng 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm, chùa thường tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng. Vào dịp này, lượng khách viếng chùa rất đông vì đây là một ngày đại lễ ban phúc lành lớn. Bạn có thể đến để cầu nguyện cũng như tham quan, tận hưởng không khí lễ hội tại đây.

  ĐỌC THÊM: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Cần Giờ (TP. HCM) RẤT ĐÁNG ĐỌC

7. Địa điểm du lịch gần chùa Ngọc Hoàng quận 1

Đến với du lịch Sài Gòn, ngoài điểm hành hương nổi tiếng là chùa Ngọc Hoàng bạn có thể ghé đến tham quan một số điểm đến được yêu thích sau đây:

Địa điểm du lịch gần chùa Ngọc Hoàng

Địa điểm du lịch gần chùa Ngọc Hoàng

Dinh Độc Lập

  • Địa chỉ: Số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 08:00–11:30 và 12:30–15:30
  • Mức giá: Người lớn: 65.000 VNĐ/người. Sinh viên: 45.000 VNĐ/người. Trẻ em: 15.000 VNĐ/người.
  • Số điện thoại: 02838223652
  • Website: http://www.dinhdoclap.gov.vn/
  • Đánh giá: 4,4/5

Nếu đến với Sài Gòn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Dinh Độc Lập. Đây là một di lịch sử nổi tiếng, là nơi ghi lại dấu ấn cho những chiến công hào hùng của dân tộc. Dinh Độc Lập thu hút rất đông du khách đến để tham quan và tìm hiểu lịch sử, văn hóa.

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

Đến Dinh Độc Lập, ngoài việc tìm hiểu lịch sử dân tộc và chứng kiến những di tích sống động. Du khách còn được thăm thú vẻ đẹp kiến trúc mạnh mẽ, vững chãi của nơi đây. Dinh nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cách chùa Ngọc Hoàng hơn 2 km. Nhìn chung tuyến đường đơn giản và cũng rất thuận tiện di chuyển.

Nhà thờ Đức Bà

  • Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 5:00 đến 20:00
  • Mức giá: đang cập nhật
  • Số điện thoại: 0914122229
  • Đánh giá: 4,5/5

Nằm cách Dinh Độc Lập 1 khu công viên là Nhà thờ Đức Bà, biểu tượng của vẻ đẹp du lịch Sài Gòn. Đây là địa điểm du lịch mang vẻ đẹp châu Âu cổ kính, hoa mỹ. Chắc chắn sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm thú vị cùng những tấm ảnh check-in xuất sắc.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà

Đến nhà thờ Đức Bà, bạn sẽ được chiêm ngưỡng không gian mang đậm lối kiến trúc cổ của Pháp. Với sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Roman hoa lệ và phong cách Gothic hoành tráng. Với không gian rộng, thoáng từ bên ngoài tới bên trong thánh đường. Nơi đây là biểu tượng nét đẹp văn hóa khiến giáo phận Sài Gòn nói riêng và người dân thành phố tự hào.

Chợ Bến Thành

  • Địa chỉ: Đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 4:00 đến 19:00
  • Mức giá: miễn phí
  • Số điện thoại: đang cập nhật
  • Đánh giá: 4/5

Nằm trên đường Lê Lợi, Chợ Bến Thành là khu chợ sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Đây là nơi bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về lối sống, ẩm thực và văn hóa sinh hoạt nhộn nhịp của người dân. Chợ Bến Thành là biểu tượng văn hóa lâu đời của thành phố mang tên Bác. Chắc chắn làm chuyến du lịch của bạn thêm đặc sắc và thú vị.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành

  ĐỌC THÊM: Ăn gì sài Gòn? Top #69 Món ngon Sài Gòn (TP. HCM) cho bạn CHIẾN TỚI BẾN!!

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giờ mở cửa: tự do
  • Mức giá: miễn phí
  • Số điện thoại: đang cập nhật
  • Đánh giá: 4,3/5

Đến du lịch tại Sài Gòn, chắc chắn bạn không thể không đến phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đây là con đường nổi tiếng đẹp và sầm uất nhất Sài Gòn. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào sự trẻ trung, nhộn nhịp, náo nhiệt của nhịp sống thành phố. Sự năng động của con người nơi đây sẽ khiến bạn không bao giờ quên.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Không những thế, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ bạn còn được trải nghiệm những hoạt động vui chơi giải trí và giao lưu để có thêm những kỷ niệm đẹp cho chuyến du lịch của bạn.

Landmark 81

  • Địa chỉ: Số 720A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 08:30–23:00
  • Mức giá: miễn phí
  • Số điện thoại: 0981601620
  • Đánh giá: 4,6/5

Một địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn chính là Landmark 81. Đây là tòa nhà cao nhất Việt Nam với 81 tầng. Tòa nhà này cũng là nơi thư giãn lý tưởng mỗi dịp cuối tuần của người dân thành phố.

Landmark 81

Landmark 81

Landmark 81 còn sở hữu hệ thống dịch vụ vui chơi, mua sắm, nghỉ dưỡng, ăn uống toàn diện và đáng để trải nghiệm. Nơi đây sở hữu cho mình vị trí giao thông thuận tiện và gần nhiều địa điểm lớn. Chỉ cách chùa Ngọc Hoàng gần 5km.

Lời kết

Đi chùa hành hương là hoạt động quen thuộc của người dân Việt cũng như du khách quốc tế. Vì vậy đừng quên viếng thăm chùa Ngọc Hoàng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm tuổi và cùng hòa mình vào chốn bình yên tĩnh lặng. Ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng này sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm du lịch tâm linh mà ít nơi nào có được.

Những câu hỏi thường gặp về chùa Ngọc Hoàng TPHCM:

Chùa Ngọc Hoàng có địa chỉ ở đâu vậy Diachiamthuc.vn ơi?

Xin thông tin đến cho bạn là Chùa nằm tại địa chỉ: số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1.

Chùa do ai xây và được xây vào khi nào?

Chùa được xây bởi người Trung Quốc tên là Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên) vào đầu thế kỷ XX.

Gần chùa Ngọc Hoàng có thể tham quan những địa điểm nào?

Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Landmark 81…

Đánh giá bài viết này