Đại Nội Huế – Điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ lỡ

Đại Nội Huế hay còn được gọi là Hoàng Thành Huế là vòng thành thứ hai nên trong Kinh Thành Huế. Có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành Huế. Bài viết dưới đây, sẽ giới thiệu một số thông tin về Đại Nội Huế, cùng mình theo dõi nhé.

Đại Nội Huế

Đại Nội Huế

Contents

1. Khám phá Đại Nội Huế – địa điểm kiến trúc nghệ thuật cung đình độc đáo

Địa chỉ: FH9H+9CP, Phú Hậu, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế
Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
Giá tham khảo: Giá vé cho người lớn tham khảo: 120.000 VNĐ/người. Giá vé cho trẻ em tham khảo: 30.000 VNĐ/người. Giá vé cho khách nước ngoài tham khảo: 150.000 VNĐ/người
Số điện thoại: 0234.3686868
Đánh giá: 4,5/5
 

Đã bao giờ bạn nghe đến cái tên Đại Nội Huế hay chưa? Đại Nội Huế nằm ở đâu? Vì sao nơi này lại được mệnh danh là công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình độc đáo? Đại Nội Huế có gì? Kinh nghiệm tham quan, du lịch Đại Nội như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết của Diachiamthuc.vn.

Review Đại Nội Huế có gì đẹp

Review Đại Nội Huế

  XEM THÊM: Bật mí món ngon đặc sản Tôm chua Huế hương vị độc đáo

Giới thiệu đôi nét về Đại Nội Huế 

Nằm ở bên bờ sông Hương, Đại Nội được thiết kế với kiến trúc nghệ thuật cung đình vô cùng độc đáo. Đây chính là công trình tượng trưng cho sự uy quyền của chế độ trung ương nhà Nguyễn. Đại Nội Huế được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước.

Trải qua hàng trăm năm thăng trầm và tôn nghiêm trên mảnh đất Thần Kinh, Đại Nội vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc về nghệ thuật, lịch sử. Và luôn là địa điểm ưu tiên hàng đầu khi du khách đến Huế. Đại Nội Huế được bao quanh bởi hệ thống thành quách, gồm 2 vòng thành là Hoàng Thành và Kinh Thành Huế.

Giới thiệu đôi nét về Đại Nội Huế

Giới thiệu đôi nét về Đại Nội Huế

Đây là nơi ở và làm việc của các vua cùng Hoàng Gia. Đây cũng là một trong số các di tích thuộc cụm quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, được xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa ra vào chính.

Đó là Ngọ Môn (cửa chính) nằm ở phía Nam, Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông, Cửa Chương Đức nằm ở phía Tây, Cửa Hòa Bình nằm ở phía Bắc. Các cầu và hồ được đào xung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

2. Lịch sử xây dựng Đại Nội Huế

Đại Nội Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Đây là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế. Nơi đây được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993.

Toàn cảnh Đại Nội Huế còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm. Từ năm 1687 đến năm 1774, Đại Nội Huế đã được các vua chúa lựa chọn là thủ phủ Đàng Trong. Đến năm 1788, khi khi vua Quang Trung lên ngôi, cố đô Huế đã trở thành thủ đô của triều đại Tây Sơn.

Đi tìm lịch sử xây dựng Đại Nội Huế

Đi tìm lịch sử xây dựng Đại Nội Huế

Đến năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long. Từ đó mở ra một vương triều nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm. Đại Nội Huế được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1804. Tuy nhiên cho đến 1833, vua Minh Mạng mới hoàn thành xong.

Ngày nay, Đại Nội Huế phía Nam tiếp giáp với đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn. Phía Bắc giáp với Tăng Bạt Hổ, phía Tây giáp với Lê Duẩn, phía Đông là đường Xuân 68.

  ĐỌC THÊM: Khám phá làng Hương Huế – làng nghề truyền thống 400 năm tuổi

3. Đại Nội Huế bao gồm những kiến trúc đặc sắc nào?

Đến với Huế bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo và vẫn mang nét đẹp cổ kính từ xa xưa. Đại Nội Huế chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, cùng mình đi khám phá nhé.

Các di tích bên trong Hoàng Thành ở Đại Nội Huế

Sau đây là một số di tích bên trong Hoàng Thành mà bạn nên chiêm ngưỡng, tham quan nếu có dịp:

Khu Đại Nội Huế - Kinh thành Huế (Hoàng Thành)

Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế (Hoàng Thành)

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam của Hoàng Thành. Ngọ Môn gồm hai thành phần chính: Đài – Cổng và Lầu Ngũ Phụng. Ngọ Môn nhìn về phía nam kinh thành và trông ra dòng sông Hương thơ mộng.

Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, chửa chính ở giữa là dành cho vua đi, hai cửa bên là dành cho các quan văn, quan võ. Còn đối với hai cửa ngoài cùng là dành cho binh lính và ngựa. Phía trên cổng là Ngũ Phụng Lầu, là nơi để tổ chức các lễ lớn trong triều đình.

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn

Khi đến tham quan cổng Ngọ Môn, nhiều du khách rất ấn tượng. Bởi kiến trúc độc đáo cũng như luôn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho họ. Đây là một kiệt tác, một kiến trúc đỉnh cao của Kinh Thành Huế. Đã lưu lại những dấu mốc vàng son của vương triều phong kiến.

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa được sử dụng cho các buổi Triều Nghi như lễ Đăng Quang, sinh nhật Vua, đón tiếp Sứ Thần và các buổi Đại Triều tổ chức 2 lần hàng tháng. Điện Thái Hòa được xem là trung tâm quyền lực của Việt Nam thời phong kiến bấy giờ.

Điện Thái Hòa được xây trên nền cao 1 mét, diện tích 1360 m², nguy nga bề thế trông ra một sân rộng. Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp.

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa

Điện được trang trí hình rồng vờn mây – một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Phía bên trong của điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, ở vị trí ba tầng kệ gỗ. Nơi đây, các vật dụng trang trí đều được dát vàng nên luôn tạo ra được một không gian sang trọng và bắt mắt.

Các di tích bên trong Tử Cấm Thành ở Đại Nội Huế

Bên trong Tử Cấm Thành có nhiều di tích mà bạn không nên bỏ qua. Sau đây là một số di tích dành cho bạn tham khảo:

Di tích bên trong Tử Cấm Thành ở Đại Nội Huế

Di tích bên trong Tử Cấm Thành ở Đại Nội Huế

  ĐỌC THÊM: Ngắm trọn vẻ đẹp sơn thủy hữu tình núi Ngự Bình Huế

Đại Cung Môn

Đại cung môn là cửa chính ở mặt nam của Tử Cấm Thành. Năm 1833, vua Minh Mạng cho đời điện Thái Hòa nhích về phía nam như vị trí hiện tại. Còn chỗ cũ thì xây đại cung môn để khép kín mặt nam của tử cấm thành.

Đại Cung Môn

Đại Cung Môn

Đại Cung Môn được làm cực kỳ tinh xảo, mặc trước sơn son thếp vàng lộng lẫy. Mặt sau của Đại Cung Môn có 2 cánh hành lang kết nối với nhà Tả Vu và Hữu Vu. Ngày này, công trình này đã bị phá hủy bởi chiến tranh và đang được Trung tâm bảo tồn Di Tích Huế nghiên cứu chuẩn bị phục dựng.

Tả Vu và Hữu Vu

Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh, xây dựng đầu thế kỷ 19. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều.

Tả Vu và Hữu Vu

Tả Vu và Hữu Vu

Hai tòa nhà này là nơi để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết triều, tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc. Hai tòa nhà này sau bao thăng trầm vẫn còn sót lại. Ngày nay Tả Vụ được dùng để trưng bày hiện vật, Hữu Vu trở thành nơi dành cho du khách tham quan, chụp hình.

  ĐỌC THÊM: Top 10 bánh canh Nam Phổ Huế với hương vị đặc sắc, khó cưỡng

Điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn. Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần.

Điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh

Điện có kết cấu toàn bộ làm bằng gỗ lim và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành. Bộ khung ở nên trên đều được chạm khắc rất tinh xảo và công phu. Nơi đây trưng bày rất nhiều các đồ vật quý hiếm, được xem như bảo vật quốc gia như đồ sứ Trung, các hòm bằng vàng và ngọc.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm Thành của khu Đại Nội Huế, được xây dựng từ năm 1919 đến năm 1921. Nơi đây được nhà vua dùng để nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu là một công trình kép, bao gồm các công trình nhỏ như tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền với nhau. Nơi đây nổi bật với kiến trúc của khu vực chính doanh được lợp bằng ngói âm dương, kết hợp tráng men vàng nhìn cực kỳ lộng lẫy.

Cung Diên Thọ

Trong số nhiều cung điện trong Đại Nội, Cung Diên Thọ được xem là một hệ thống kiến trúc cung điện mang tầm cỡ quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu những người phụ nữ quyền lực ở bên cạnh vua.

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ

Sở hữu diện tích lên đến 17.500 m2nên cung Diên Thọ là sự kết nối giữa các công trình nhỏ như điện Thọ Ninh, Diên Thọ Chính điện, lầu Tịnh Minh,… Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ năm 1945, chỉ có mỗi khu vực cung Diên Thọ vẫn còn giữ nguyên vẹn.

4. Những kinh nghiệm chinh phục Đại Nội Huế bạn cần nằm lòng

Dành cho những ai chưa từng đến đây lần nào thì những kinh nghiệm dưới đây chắc chắn sẽ rất cần thiết đó.

  ĐỌC THÊM: ĂN SẬP Top 10 địa chỉ bánh bèo Huế ngon nổi tiếng nhất

Di chuyển đến Đại Nội Huế bằng cách nào?

Nằm ngay gần trung tâm của thành phố Huế, đường đến Đại Nội cũng rất dễ dàng. Nên bạn có thể chọn cho mình một phương tiện hợp lý để di chuyển. Bạn có thể lựa chọn xe đạp, xích lô, Taxi Huế hay là xe máy để di chuyển trong lịch trình của mình.

Di chuyển đến Đại Nội Huế

Di chuyển đến Đại Nội Huế

Từ trung tâm thành phố, các bạn đi dọc theo bờ nam sông Hương, đến khu vực cầu Trường Tiền hoặc là cầu Phú Xuân. Đi qua Bạch Hổ rồi đi theo hướng đường Quảng Đức. Đây là tuyến đường nhanh và ngắn nhất, chỉ mất ít phút để di chuyển.

Nên đi tham quan Đại Nội Huế mùa nào đẹp nhất?

Nhiều du khách thắc mắc không biết nên đi tham quan Đại Nội vào mùa nào là đẹp nhất. Dưới đây mình sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn nhé. Mỗi thời điểm Huế lại mang một vẻ đẹp riêng, nhưng nếu đi tham quan Đại Nội Huế vào tháng 5, 6, 7 sẽ rất nắng nóng. Du khách có thể chọn 1 trong 2 thời điểm sau:

Tháng 1, 2

Đây là thời điểm mùa xuân ở Huế, nó mang một chút nét đẹp vô cùng thơ mộng và trữ tình. Vào thời điểm này thời tiết nơi đây rất mát mẻ và dễ chịu, căng tràn sức sống cùng với thiên nhiên mùa xuân. Cây cỏ cũng dần đâm chồi nảy lộc, những con đường ngập đầy hoa.

Góp phần tô đậm vào bức tranh mùa xuân xanh mơn mởn. Vậy nên lúc này Huế rất đẹp và cũng là thời gian lý tưởng để đi tham quan Đại Nội Huế.

Tháng 1, 2

Tháng 1, 2

Tháng 4, 5

Đây là lúc vào mùa lễ hội ở Huế và cũng là lúc diễn ra Festival Huế tổ chức 2 năm 1 lần. Đến Huế vào thời điểm này bạn sẽ có cơ hội khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa của Huế. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, rực rỡ của Đại Nội Huế về đêm.

Tháng 4, 5

Tháng 4, 5

Lưu ý: Từ độ tháng 6 – 8 là mùa du lịch biển ở Huế nhưng vào thời điểm này thời tiết nơi đây lại không ổn định. Nhiều lúc nắng mưa thất thường nên sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn. Vậy nên bạn cần cân nhắc để chọn thời điểm du lịch Huế lý tưởng nhé.

  ĐỌC THÊM: Khám phá món ăn lạ miệng bánh ép Huế kèm 10 địa chỉ ăn ngon nhất

5. Đi tham quan Đại Nội Huế nên mặc gì cho đẹp và phù hợp nhất?

Đại Nội là một nơi ở của vua chúa, có nhiều lăng tẩm, công trình cổ xưa nên nơi đây rất trang nghiêm. Vậy nên khi đến tham quan Đại Nội Huế cũng có những quy định về trang phục cho du khách. Để cho phù hợp và đạt được quy định của Đại Nội thì du khách nên lựa những bộ trang phục lịch sự, trang trọng, kín đáo. Tránh mang những bộ đồ quá hở hang, kém lịch sự làm mất đi vẻ uy nghiêm của nơi đây.

Đi tham quan Đại Nội Huế nên mặc gì

Đi tham quan Đại Nội Huế nên mặc gì

Nếu bạn muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp và độc đáo thì có thể lựa chọn các set áo dài cách tân, đồ bụi bặm hay những bộ váy maxi bồng bềnh. Chắc chắn khi kết hợp kiến trúc độc đáo nơi đây sẽ cho ra những bức ảnh đầy nghệ thuật và nổi bật.

6. Tham quan Đại Nội Huế cho du khách những trải nghiệm gì đặc sắc?

Đến với Đại Nội Huế, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm những khoảnh khắc du lịch cực kỳ đặc sắc và thú vị.

Chiêm ngưỡng hết các công trình đồ sộ, kiến trúc nguy nga của Đại Nội Huế

Đây là một trong những công trình đồ sộ, kiến trúc nguy nga được nhiều du khách biết đến. Nơi đây luôn nhận được đánh giá rất cao về mặt kiến trúc, văn hóa lịch sử. Khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình xây dựng độc đáo, bố trí hài hòa với những nét đẹp thẩm mỹ cổ kính.

Chiêm ngưỡng hết các công trình

Chiêm ngưỡng hết các công trình

Khi đến đây, du khách sẽ được tham quan hơn 100 công tình kiến trúc đồ sộ, nguy nga. Như Ngọ Môn, Tử Cấm Thành, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ. Du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử oai hùng của dân tộc ta sau bao năm thăng trầm.

Đắm chìm trong không khí lễ hội Festival Huế hằng năm

Nếu du khách đến Huế vào đúng mùa lễ hội sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh đầy mới mẻ tại Đại Nội Huế. Lễ hội Festival Huế được tổ chức hàng năm vào tháng 4 hoặc tháng 6 đã qua biết bao thế hệ. Không khí sôi động và náo nhiệt, hoài niệm với nhiều màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Thu hút người dân bản địa cũng như đông đảo khách du lịch.

Đắm chìm trong không khí lễ hội Festival Huế

Đắm chìm trong không khí lễ hội Festival Huế

Tham gia vào Đêm Hoàng Cung diễn ra vào thứ 7 hàng tuần

Đêm Hoàng Cung diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần, đây là một sự kiện vô cùng hấp dẫn. Đêm Hoàng Cung cũng là một trong số các chương trình của Festival Huế. Khi tham gia chương trình này bạn sẽ được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của Đại Nội về đêm.

Tham gia vào Đêm Hoàng Cung

Tham gia vào Đêm Hoàng Cung

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hay các nghi thức trong cung đình xưa đều được tái hiện một cách rất chân thực và hấp dẫn. Đêm Hoàng cung có đầy đủ từ hiệu ứng âm thanh, ánh sáng. Nhằm mang đến cho khán giả những màn trình diễn xuất sắc và ấn tượng nhất.

7. Đến tham quan Đại Nội Huế ăn gì ngon nhất?

Sau khi tham quan Đại Nội Huế thì du khách nên bắt đầu hành trình khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất thơ mộng, trữ tình này. Từ lâu, Huế đã nổi tiếng với những món ăn cung đình. Nhưng cho đến nay thì các món ăn dân dã cũng không hề kém cạnh. Đến với xứ Huế thì du khách không nên bỏ qua món bún bò nhé. Đây là một món ăn truyền thống và rất nổi tiếng của nơi đây.

Đến tham quan Đại Nội Huế ăn gì

Đến tham quan Đại Nội Huế ăn gì

Ngoài ra, du khách cũng nên thử một số món ngon Huế như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm,… thật sự rất là ngon luôn. Đặc biệt, món ăn được nhiều du khách thưởng thức không thể không kể đến là cơm hến, bún hến. Đây là một món ăn dân dã nhưng lại có hương vị rất lạ và rất ngon. Để ăn được chuẩn vị và ngon nhất món này bạn có thể ghé đến khu Cồn Hến nhé.

8. Một số thông tin về giờ mở cửa, vé tham quan và địa chỉ Đại Nội Huế

Sau đây là một số thông tin về Đại Nội Huế dành cho các bạn, hãy lưu lại vì biết đâu bạn sẽ cần dùng đến đó.

Đại Nội mở cửa đón khách khi nào?

Để chuyến đi của mình thuận tiện thì mọi người nên tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin về thời gian mở/đóng cửa, thời gian bán vé của Đại Nội Huế. Cụ thể:

Đại Nội mở cửa đón khách khi nào

Đại Nội mở cửa đón khách khi nào

  • Thời gian bán vé từ 7:00 – 17:30 mỗi ngày
  • Thời gian đóng, mở cổng vào Đại Nội Huế từ 7:00 – 18:00 hằng ngày

Bảng giá vé tham quan Đại Nội và các địa điểm nổi tiếng

Các điểm tham quan tại Huế

Đối với Đại Nội Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

  • Giá vé người lớn: 200.000 VNĐ
  • Giá vé trẻ em: 40.000 VNĐ

Đối với các khu di tích gồm Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định

  • Giá vé người lớn: 150.000 VNĐ
  • Giá vé trẻ em: 30.000 VNĐ
Bảng giá vé tham quan Đại Nội

Bảng giá vé tham quan Đại Nội

Đối với các khu di tích như lăng vua Gia Long, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, Điện Hòn Chén, Cung An Định, Đàn Nam Giao

  • Đối với người lớn: 50.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: Miễn Phí

Các tuyến tham quan tại Huế Tuyến 3 điểm gồm: Đại Nội – Lăng Minh Mạng – Lăng Khải Định

  • Đối với người lớn: 420.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: 80.000 VNĐ
Các tuyến tham quan tại Huế

Các tuyến tham quan tại Huế

Tuyến 4 điểm gồm: Đại Nội – Lăng Minh Mạng – Lăng Tự Đức – Lăng Khải Định

  • Đối với người lớn: 530.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: 100.000 VNĐ

Tuyến gộp tất cả các điểm tham quan

  • Đối với người lớn: 580.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: 110.000 VNĐ

Note:

  • Trẻ dưới 7 tuổi: Được miễn phí giá vé
  • Trẻ từ 7-12 tuổi hoặc có chiều cao từ 0.8-1.3m: Tính theo giá trẻ em
  • Trẻ trên 1.3m: Tính như người lớn
  • Đối với các vé gộp 3 điểm hoặc 4 điểm: Thời gian sử dụng tối đa từ 2 ngày kể từ ngày mua vé
  • Đối với loại vé gộp tất cả các di tích: Thời gian sử dụng tối đa là 3 ngày kể từ ngày mua vé.

Giá vé khuyến mãi

Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021 áp dụng giá vé khuyến mãi đối với Đại Nội cùng các di tích văn hóa, lịch sử thuộc cụm quần thể di tích Cố Đô Huế như sau (hiện chưa cập nhật thay đổi cho năm 2024)

Đối với các điểm tham quan như Đại Nội và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

  • Đối với người lớn: 150.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: 30.000 VNĐ

Đối với các điểm tham quan khác gồm Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định

  • Đối với người lớn: 100.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: 20.000 VNĐ
Giá vé khuyến mãi 

Giá vé khuyến mãi

Đối với tuyến tham quan 4 điểm gồm Đại Nội Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định

  • Đối với người lớn: 280.000 VNĐ
  • Đối với trẻ em: 55.000 VNĐ

Chính sách giảm giá vé tham quan được áp dụng như sau:

* Đối đối tượng được giảm giá vé tham quan

  • Người khuyết tật
  • Người cao tuổi
  • Người địa phương có hộ khẩu tại Thừa Thiên Huế
  • Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh
Chính sách giảm giá vé tham quan

Chính sách giảm giá vé tham quan

* Chính sách miễn phí vé tham quan tại Cố Đô Huế

  • Người khuyết tật đặc biệt
  • Trẻ dưới 7 tuổi
  • Học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia các hoạt động ngoại khóa
  • Dịp Tết Nguyên Đán từ mùng 1 đến mùng 3
  • Các ngày lễ như 26/3 ngày giải phóng Thừa Thiên Huế, ngày 2/9 ngày lễ Quốc Khánh

Khám phá Đại Nội mất hết thời gian bao lâu?

Đại Nội có diện tích khá rộng vậy nên nếu muốn tham quan hết tất cả phải mất ít nhất là 3 tiếng. Đây chỉ là thời gian bạn tham quan còn nếu muốn ngắm cảnh, muốn thưởng thức trà thì phải mất từ nửa ngày đến 1 ngày.

Khám phá Đại Nội mất hết thời gian bao lâu

Khám phá Đại Nội mất hết thời gian bao lâu

Để tiết kiệm được thời gian bạn không nên dành thời gian quá lâu cho một địa điểm. Lịch trình hợp lý nhất là du khách nên đi Đại Nội vào buổi sáng, buổi trưa khám phá về ẩm thực Huế. Còn chiều thì đi tham quan các lăng tẩm, đền đài. Tối đến thì đi dạo vòng quanh thành phố, ngắm cảnh sông Hương và xứ Huế về đêm.

Tham quan Đại Nội nên chọn đi tour hay đi tự túc?

Nhiều du khách khi lần đầu đến Huế sẽ phân vân việc nên chọn đi tour hay là túc cho hợp lý. Đối với các tour Huế thường sẽ đưa du khách đi tham quan các địa điểm. Như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, các lăng tẩm hau Đại Nội.

Nếu bạn là những thanh niên trẻ thì mình nghĩ nên chọn cách tự túc. Vì như vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái và chủ động được về thời gian hơn. Bạn có thể tha hồ đi đến những nơi mình thích và muốn mà không phải theo bất kỳ lịch tình nào.

Tham quan Đại Nội nên chọn đi tour hay đi tự túc

Tham quan Đại Nội nên chọn đi tour hay đi tự túc

Còn đối với những nhóm đoàn khách hay người lớn tuổi thì việc chọn tour sẽ hợp lý và thú vị hơn. Mọi người sẽ được tìm hiểu sâu về lịch sử của Đại Nội và các di tích, lăng tẩm,… Ngoài ra, khi chọn đi tour bạn sẽ được lo từ A – Z. Không cần phải lo về việc chơi ở đâu, ăn gì, di chuyển như thế nào.

9. Đi Đại Nội Huế cần chú ý những điều gì?

  • Đại Nội Huế rất rộng và có nhiều điểm tham quan nên bạn cần chuẩn bị trước một tấm bản đồ sơ về Đại Nội. Để tránh tình trạng bị lạc, mất nhiều thời gian.
  • Bạn nên chọn những bộ trang phục phù hợp để vừa tiện cho việc di chuyển lại vừa phù hợp với quy định của Đại Nội.
Đi Đại Nội Huế cần chú ý những điều gì

Đi Đại Nội Huế cần chú ý những điều gì

  • Khi tham quan bạn cần tuân thủ đúng quy định của các địa điểm. Như không được chụp hình hay ghi hình nội thất và tuyệt đối không sờ tay vào các hiện vật.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, tránh tạo dáng phản cảm tại nên cần sự tôn kính.

Lời kết

Bài viết trên đây là một số thông tin về Đại Nội Huế mà Diachiamthuc.vn muốn chia sẻ đến với các bạn. Nếu bạn có dự định du lịch đến Huế vào thời gian sắp tới thì đừng quả qua Đại Nội Huế nhé. Nơi đây chứa đựng giá trị về lịch sử, văn hóa của vương triều trong lịch sử. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đầy thú vị và hấp dẫn.

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Và cùng theo dõi Diachiamthuc.vn để biết thêm nhiều điều hay nữa nhé.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Đại Nội Huế

Đại Nội Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới Unesco vào năm nào?

Nơi đây được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993

Đại Nội Huế được xây dựng vào khi nào vậy Diachiamthuc.vn ơi?

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20.

Địa chỉ Đại Nội Huế nằm ở đâu?

Địa điểm này có địa chỉ nằm ở bờ Bắc của sông Hương, ngay khu vực trung tâm thành phố Huế.
5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá bài viết này