Bún riêu cua là một món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam. Sợi bún tươi dai ngon hòa quyện cùng nước dùng đậm đà, gạch cua béo ngậy, riêu cua mềm mại, ăn kèm với các loại rau sống thanh mát tạo nên một hương vị khó cưỡng. Vậy thì với bài viết này sẽ mách bạn các bước để nấu ra một nồi bún riêu thơm ngon để chiêu đãi cả nhà nhé.
Contents
1. Cách nấu bún riêu cua đồng ngoài miền Bắc
Trước tiên, bạn hãy mau mau ra chợ để chọn và mua những nguyên liệu tươi ngon nhất với cách nấu bún riêu cua đồng không thua kém gì ở ngoài hàng quán khiến cả nhà ai cũng thích.
1.1 Nguyên liệu nấu bún riêu cua đồng
- Cua đồng: 1kg
- Giò sống: 100g
- Tiết lợn: 200g
- Tôm khô: 50g
- Mực khô: 30g
- Lòng đỏ trứng gà: 2 trái
- Mỡ lợn: 100g
- Cà chua: 4 qu3
- Đậu phụ: 2 miếng
- Hành tím, hành lá
- Bún: 1kg
- Dầu ăn: 150ml
- Dầu điều: 1 thìa
- Mắm tôm: 2 thìa
- Nước mắm: 20ml
- Các loại gia vị, phụ gia cần thiết khác: Muối, đường, mì chính, hạt nêm, bột ngọt,..
- Rau sống sạch, tươi ăn kèm: Tía tô, rau mùi, hoa chuối, xà lách và các loại khác.
1.2 Cách nấu bún riêu cua đồng ngon
Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên, vật liệu thì đến công đoạn xắn tay áo vào bếp thôi.
Bước 1: Sơ chế cua đồng
Bởi cua là loài động vật hay sinh sống ở các bùn, sình lầy nhưng giá trị dinh dưỡng cao, để lấy hết phần thịt thì cần trải qua công đoạn sơ chế hơi kỳ công đấy. Làm theo Diachiamthuc.vn để “tắm” cho các bé cua sạch nhất nha:
Cần ngâm cua vào nước khoảng 1 tiếng để cua nhả bớt phần đất, cát, bùn bên trong.
– Dùng tay tách nhẹ phần yếm cua và mai cua.
– Dùng thìa để thu thập phần gạch cua. Phần yếm cua rửa thật sạch sau đó đem đi xay hoặc giã nhuyễn để lọc.
– Them chút muối và nước lạnh vào tô cùng phần cua vừa xay (giã nhuyễn) rồi dùng thìa khuấy nhẹ để thịt cua và nước tan vào nhau.
– Trút từ từ phần nước qua rây lọc , bỏ cặn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Ngoài phần thịt cua thì các topping khác cũng góp phần không nhỏ để làm ra một tô tràn đầy, thơm phức.
Mỡ lợn: Dùng một miếng mỡ lợn thái thành từng miếng nhỏ, bắt chảo mở lửa vừa chiên vàng, dùng mỡ để nấu để giữ vị béo đặc trưng khác với dùng dầu ăn đó.
Đậu phụ: thái miếng vừa ăn rồi đem chiên vàng đen các mặt.
Hành tím: thái nhỏ.
-Hành lá: một nửa thái nhỏ, một nửa cắt từng khúc vừa ăn.
Cà chua: rửa, thái múi cao.
Tiết lợn: đem luộc với nước lạnh rồi thái miếng vừa ăn. Một vài công thức riêng để tiết không bị tanh thì bạn nên áp dụng theo nhé.
– Tôm, mực khô: đem ngâm với nước ấm tầm 30 phút để mềm thịt, sau đó đem chiên vàng giòn.
Bước 3: Phi hành và làm gạch cua
Cho dầu vào chảo một lượng vừa đủ, cho hành phi đã thái vào phi thơm thì tắt bếp.
Dùng chao vừa phi để giữ được mùi thơm, tiếp tục cho phần gạch cua đã được nêm chút gia vị vào xào thơm thì tắt bếp.
Bước 4: Làm chả
Lựa chọn giò sống sạch, ngon, lấy một lượng trên cùng với lòng đỏ trứng gà để bắt màu đẹo mắt, cho thêm bột ngọt, hành lá và phần nước riêu cua đã lọc ban nãy vào, trộn đều nhẹ tay.
Dùng một nồi có khuôn , trút hết hỗn hợp vào khuôn (hạn chế trút quá tràn), thêm 100ml và hấp trong thời gian 30 – 40 phút.
Trước khi hoàn tất, “trang trí” lên bề mặt chả một lớp gạch cua vừa xào ban nãy để cuốn hút hơn nha.
Bước 5: Làm nước dùng
Đây cũng là một bước để quyết định có cho ra một thành phẩm ngon miệng hay không còn phải xem tài nghệ nấu nướng của bạn ở phần này.
Cho phần mỡ lợn đã đun vào nồi cùng phần cà chua đã thái miếng cau, xào khoảng 5 phút để cà chua chín nhừ.
Tiếp tục cho mực, tôm đã chiên vàng và phần mai cua béo ngậy tiếp tục xào và đổ 1.5 lít nước vào, đun thêm 30 – 40 phút.
Vớt các topping mực, tôm, mai cua ra khỏi nồi. Đổ phần nước cua đã lọc, đun với lửa nhỏ để phần riêu cua được kết lại và nổi lên mặt nước, là đã có thành phẩm riêu đẹp mắt.
Bỏ hết phần cà chua, tiết heo, đậu phụ đã cắt, phần gạch cua cho hết vào nồi. Cho thêm gia vị: 1 thìa cà phê đường, chút bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, 20ml nước mắm và 2 thìa mắm tôm. Bạn gia giảm gia vị tuỳ theo khẩu vị của gia đình nhé.
-Khuấy hoà tan các gia vị trong nồi nước dùng. Tiếp tục để lửa nhỏ.
Bước 6: Thành phẩm
Đun một nồi nước sôi để chần sơ qua bún rồi cho vào bát. Nhẹ nhàng xếp các loại topping: chả hấp, riêu cua, đậu phụ, hành lá,… Lấy vá “tưới” lên thật nhiều nước dùng rồi tận hưởng thành quả công sức của mình thôi nào.
2.Cách nấu bún riêu cua giò heo ở miền Nam
Khác với miền Bắc hay các vùng miền khác, miền Nam có khẩu vị gần như đậm đà hơn. Vậy thì với món này thì cách nấu bún riêu cua giò heo có gì khác so với cách nấu của miền Bắc ở đoạn hướng dẫn trên hay không?
2.1 Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu bún riêu giò heo
- Chân giò heo: 500g
- Cua đồng: 500g
- Tôm khô: 25g
- Trứng vịt: 1 quả
- Thịt heo: 70g
- Cà chua: 4 quả
- Đậu phụ: 2 miếng
- Tiết heo luộc
- Hành tím, hành lá, tỏi băm băm nhỏ
- Mắm tôm
- Dầu điều
- Các gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm
- Các loại rau ăn kèm: tía tô, mùi, xà lách, hoa chuối thái sợi.
2.2 Cách nấu bún riêu cua giò heo
Với cách nấu đơn giản mà không tốn nhiều thời gian thì nghe theo Diachiamthuc.vn nhé. Cùng bắt tay thôi.
Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu
Sau khi mùa chân giò heo về, cần cạo sạch phần móng lông trên chân. Dùng muối, nước cốt chanh hay các bí quyết khác để làm sạch và giảm độ hôi của chân giò heo.
Đem chặt thành từng khúc vừa ăn. Thêm nước, gừng vào để giảm thêm độ hôi và làm dậy mùi của gừng, đánh mất mùi hôi vốn có của chân giò.
Cua đồng sơ chế rửa sạch, bóc tách phần mai cua và thân cua đem đi rửa kỹ càng, có thể xay hoặc giã nhuyễn để lọc rây lấy phần nước cua, bỏ cặn.
Ngâm nước ấm với tôm khô để tôm nở ra, rửa một lần nửa với nước sạch, để ráo.
Thịt heo mua về rồi rửa sạch nhiều lần, băm nhuyễn.
Cà chua cắt múi cao.
Nhặt và rửa sạch các loại rau.
Tỏi, hành tím đem băm nhỏ.
Bước 2: Nấu nước dùng
Bật bép, cho một thìa dầu điều vào nồi. Khi dầu thật nóng thì cho tỏi, hành tím đảo đều đến khi dậy mùi thơm. Khi thấy tỏi vàng đều, tiếp tục đổ phần nước cua đã lọc, thêm 1 lít nước lọc vào nồi, cho them giò heo, tôm khô đã chế biến vào cùng.
Thêm gia vị vừa ăn: ½ thìa muối, 1 thìa đường, bật lửa nhỏ để khoảng 2 tiếng để nhừ xương.
Bước 3: Làm riêu cua
Với 3 nguyên liệu: thịt băm, trứng vịt, cua. Thêm gia vị ½ thìa muối, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa đường, ½ thìa cà phê xay rồi trộn đều ( Lưu ý: gia giảm gia vị theo khẩu vị gia đình ).
Đợi nồi nước dùng sôi, dùng thìa nhỏ múc từng miếng riêu cho vào nồi đến khi riêu nổi lên mặt nước là chín. Tiếp tục cho cà chua, đậu hủ chiên, tiết lợn. Nêm lại gia vị cho vừa miệng.
Bước 4: Trình bày
Đun nước sôi để chần qua bún sơ rồi cho vào bát. Để hết tất cả rồi chan lên nước dùng vừa đủ, thêm rau mà mính ưa thích và thưởng thức.
3. Cách nấu bún riêu cua miền Tây
Để nấu được một phần bún riêu cua miền Tây ngon đúng chuẩn phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu
- Cua đồng: 500d
- Đậu phụ: 2 miếng
- Thịt nạc vai: 200g
- Trứng gà: 2 quả
- Cà chua, hành lá, rau mùi, hành tím
- Gia vị: mắm tôm, hạt nêm, muối, đường, tiêu, bột ngọt.
- Rau ăn kèm: rau muống, giá đỗ, tía tô, kinh giới.
3.1 Cách làm bún riêu cua miền Tây
Bước 1: Sơ chế cua và các nguyên liệu
Cua rửa sạch rồi tách nhẹ phần thân cua và mai cua. Dùng thìa lấy phần gạch cua, phần thân cua rửa sạch với muối loãng, đem giã hoặc xay nhuyễn chắt lọc phần nước gạch cua, thêm gia vị vừa ăn, bỏ cặn.
Cà chua thái múi cau.
-Hành tím cắt nhỏ, hành lá cắt khúc.
Nhặt và rửa sạch các loại rau.
Bước 2: Làm gạch cua
Thêm dầu ăn vào phi thơm hành phô
Xào nhừ cà chua thì cho phần gạch cua đã bóc tách vào xành đều tầm 2 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Nấu bún riêu cua miền Tây
Làm riêu cua: dùng một nòi nước đã làm sẵn , cho phần nước cua đã lọc sạch cặn vào nồi đến khi nào phần trên bề mặt nổi lên lớp cua thịt thành mảng là được. Cần mở lửa nhỏ, tránh tình trạng làm miếng cua vỡ vụn không đẹp mắt.
Nêm gia vị gồm mắm tôm, đường, bột ngọt, muối, nước mắm, hạt nêm cho vừa vị rồi khuấy đều.
Bước 4: Làm chả
Tận dùng phần mảng cua vừa nấu thêm 2 quả trứng gà đánh đều rồi đem đi hấp với nhiệt độ vừa đủ, tránh khô quá làm mất đi vị ngọt của thịt cua.
Làm thịt viên: thịt nạc vai băm nhuyễn ướp gia vị, đảo đều, nặn tay thành tug712 viên tròn rồi thả vào nồi nước sôi đến khi nổi lên thì vớt ra.
Đậu phụ cắt nhỏ chiên vàng các mặt.
Bước 5: Hoàn thành
Cho phần gạch cua xào với hành phi cho vào nồi cuối cùng để tăng thêm vị thơm của hành và vị ngọt, béo của gạch cua.
Dùng nước sôi trần sơ bún, thả hết các phần ăn kèm vào tô, chan miếng nước ngọt thanh, thơm phức lên trên. Thành phẩm được một tô ú nụ, phần gạch cua béo ngậy, ngọt, chả mềm thơm, ăn kèm rau sống mà cứ muốn ăn hoài không ngưng được đũa.
4. Cách nấu bún riêu thịt
Nghe là bún riêu thịt nhưng với món này bạn không cần riêu cua mà vẫn cho ra một nồi bún riêu hơi “pha-ke” chút xíu nha.
4.1 Nguyên liệu nấu bún riêu thịt
- Nguyên liệu chính: thịt lợn xay: 400g
- Tôm khô: 100g
- Trứng gà: 4 quả
- Tiết heo: 2 miếng
- Đậu phụ: 1 miếng
- Chả cá: 1 bịch
- Tỏi, hành tím: mỗi loại 2 củ
- Bún: 1 kg
- Gia vị chính: mắm tôm, bột ngọt, hạt nêm, đường
- Cà chua: 5 quả
- Rau ăn kèm: tía tô, xà lách, hoa chuối thái sợi,…
4.2 Cách nấu bún riêu cua thịt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hánh lá cắt khúc; tỏi và hành tím băm nhỏ.
Cà chua thái múi cao.
Chả cá chiên vàng đều hai mặt.
Tiết heo cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Làm nhân thịt
Ngâm tôm khô bằng nước ấn để tôm mềm ra, sau đó đem say nhỏ bỏ ra một bát lớn. Tiếp tục cho thịt nạc đã băm và 4 quả trứng. Cho 1 thìa dầu điều, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu,1 thìa muối, 1 thìa đường và mắm tôm. Trộn đều.
Bắc nồi nước đun sôi, dùng thìa lấy từng thìa hõn hợp cho vào nồi đến khi nổi lên bề mặt nước là chín.
Bước 3: Làm nước dùng
Chuẩn bị một nồi lớn, bật lửa lớn cho dầu điều vào thật nóng mới cho tỏi, hành tím đã băm vào đảo đều đến khi dậy mùi. Cho khoảng 2 lít nước lọc vào nồi rồi thả những viên thịt vào nồi. Nên tận dụng nước đã làm phần thịt ở bước 2.
Cho tất cả cà chua, đậu phụ, tiết heo vào nồi. Nêm gia vị vừa ăn
Bước 4: Trình bày
Trần bún qua nước sôi, phía trên là phần thịt, đậu phụ, tiết heo và phần nước dùng đậm đà ngọt thịt. Khi ăn có thể ăn kèm với rau sống.
5. Một vài lưu ý cũng như là mẹo nhỏ để nấu nún riêu cua ngon và chuẩn vị
Diachiamthuc.vn sẽ mách các bạn một vài bí quyết sau mà nên nằm lòng để làm một đầu bếp nấu bún riêu cua chính hiệu nha.
Nên cho mốt chút tôm khô vào nước dùng để tăng thêm vị ngọt cho nồi nước. Bởi trong tôm có chất ngọt và đặc trưng riêng giúp cho nước được thơm và ngọt hơn rất nhiều.
Thịt cua nên giã tay để khi ray thịt cua được giữ lại phần nhiều hơn, phần riêu khi nấu được mịn hơn và mềm hơn. Và khi nấu riêu cua vừa chín tới thì hãy nhanh tay vớt ra để khi ăn trình bày đẹp mắt hơn. Cũng có thể khi nấu và giữ nồi nước dùng nóng thì sẽ dễ làm cho miếng riêu bị vỡ vụn, không đẹp mắt.
Ăn kèm với rau sống để ngon hơn.
5.1 Bún riêu bao nhieu calo?
Là một món ăn được lòng nhiều người, bao nhiêu calo cũng là một mối quan tâm đối với những người vừa muốn được ăn ngon, vừa muốn giữ được dáng. Và theo ước tính, một tô bún riêu có thể cung cấp tối 450 calo tuỳ thuộc vào lượng thức ăn mà bạn nạp vào trong một tô bún.
Sau đây là chi tiết lượng calo trong bún riêu:
Thành phần: | Trọng lượng: | Hàm lượng calo: |
Bún | 100g | 110 |
Đậu rán | 100g | 110 |
Gạch cua | 35g | 15 |
Giò lụa | 60g | 120 |
Rau thơm | 20 | |
Các loại gia vị, dầu ăn | 25 |
5.2 Các đối tượng nên tránh xa món riêu cua
Một vài người không nên ăn món bún riêu cua bởi một vài thành phần không tốt đến sức khoẻ của bạn, ví dụ:
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Người bị bệnh gout dễ bị đau
Bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hoá, các bệnh liên quan về tim mạch, huyết áp
Bún riêu là một món ăn cực kỳ dễ làm cho các nàng mới “học nghề” mà cũng nấu ra một nồi đơn giản để khiến cả nhà trầm trồ. Với cách nấu bún riêu đơn giản, dễ làm, quan trọng là tiết kiệm thời gian cho các chị em phụ nữ để chuẩn bị một bữa ăn tươm tất, cả nhà cùng nhau thưởng thức mà không cần ra hàng quán. Hãy theo dõi thêm về Diachiamthuc.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!