3 cách làm bánh khọt giòn ngon béo ngậy chuẩn vị

Bánh khọt là một món ăn dân dã của người miền trung được rất nhiều người yêu thích. Bánh khọt có vỏ giòn rụm, khi ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt thì vô cùng tuyệt vời.

Bánh khọt có cách làm khá đơn giản tuy nhiên cần có sự cẩn thận để vỏ bánh đạt được độ giòn như mong muốn. Trong bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn cách làm bánh khọt ngon, hấp dẫn ngay tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện được.

Cách làm bánh khọt

Cách làm bánh khọt

1. Đôi nét đặc biệt về bánh khọt

Bánh khọt được biết đến là một món ăn ngon vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Với hương vị hài hòa, vô cùng đặc biệt được kết hợp với các loại nguyên vô cùng đơn giản như: bột gạo mềm giòn với các loại nhân thịt heo, tôm hay trứng,…

Chính vì hương vị món ăn vô cùng ấn tượng cũng như cách làm bánh khọt vô cùng dễ dàng. Dưới đây là công thức cách làm bánh khọt ngon, hấp dẫn dành cho mỗi gia đình. Hãy cùng theo dõi nhé!!!

Đôi nét đặc biệt về bánh khọt

Đôi nét đặc biệt về bánh khọt

2. Cách làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

Bánh khọt nước cốt dừa miền Tây mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn là món ăn tuyệt vời dành cho bạn bè, gia đình và những người thân yêu. Bánh khọt có lớp vỏ giòn tan bên trong mang vị ngọt đậm đà của nhân tôm, nhân thịt cùng với phần nước chấm  tuyệt vời.

Cách làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

Cách làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

2.1 Nguyên liệu để làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

  • Bột gạo 500g
  • Cơm nguội 1 Bát
  • Bột nghệ 10g
  • Thịt ba chỉ 200g
  • Tôm 300g
  • Giá 100g
Nguyên liệu để làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

Nguyên liệu để làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

  • Nước cốt dừa 100ml
  • Nước dừa 100ml
  • hành tím 2 Củ
  • Hành lá 20g
  • Tỏi 1 Củ
  • Ớt hiểm 2 Trái
  • Đồ chua hoặc 1 trái chanh

2.2 Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lọc phần bột gạo rồi cho vào 1 tô, chừa lại 1 muỗng bột gạo Để lát nữa cho vào nước cốt dừa để tạo độ sánh nhẹ cho phần nước cốt này.
  • Hành tím sau khi mua về thì bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi băm nhỏ, ớt hiểm băm nhỏ.
Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu

Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu

  • Tôm sau khi mua về cắt bỏ phần đầu, đuôi, rút đường chỉ lưng và rửa sạch sau đó để ở ráo.
  • Giá sau khi mua về cũng rửa sạch, cắt thành từng khúc khoảng 1cm. Cơm nguội cho vào máy xay, thêm vào đó 100ml nước lọc và xay nhuyễn.

2.3 Cách chuẩn bị bột và làm nước chấm ngon

Bước 1: Pha bột

  • Cho vào bát bột gạo đã được lọc 100ml nước sau đó cho phần cơm nguội đã được xay vào tô. Tiếp theo bạn cho thêm vào tô: 10g bột nghệ, 1 thìa cà phê muối và 100ml nước cốt dừa. Khoáy thật đều hỗn hợp trên để chúng hòa quyện với nhau sau đó cho bột nghỉ khoảng 90 phút.
Cách chuẩn bị bột

Cách chuẩn bị bột

Bước 2: Nấu nước mắm

  • Cho vào nồi 2 thìa mắm, 2 thìa đường, nửa thìa muối sau đó khuấy hỗn hợp thật đều và đun sôi. Cho phần mắm đã được đun ra tô đợi đến khi mắm nguội thì cho ớt cắt nhỏ, tỏi băm vào khuấy đều. Bạn có thể thêm vào một thìa nước cốt chanh để nước mắm có vị chua nhẹ và thơm ngon hơn.
làm nước chấm

làm nước chấm

2.4 Các bước làm bánh khọt nước cốt dừa của miền Tây

Bước 1: Xào tôm

  • Cho chảo lên bếp thêm vào một thìa dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm. Cho tôm vào xào cùng, nêm thêm một thìa hạt nêm, đảo đều tay để tôm ngấm gia vị. Xào khoảng 3 phút khi tôm chín thì tắt bếp.

Bước 2: Xào thịt

  • Bắt thêm một chảo khác lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm sau đó cho thịt vào xào cùng, nêm thêm một thìa hạt nêm, đảo thịt khoảng 4 phút để thịt chín thì cho ra đĩa.
Xào tôm

Xào tôm

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

  • Cho 1 thìa bột gạo đã lọc vào tô, cho thêm 50ml nước rồi khuấy cho đến khi nào bột tan hết. Đặt chảo lên bếp, cho phần nước cốt dừa vào chảo và đổ nước bột gạo đã lọc vào nêm thêm nửa thìa muối, khuấy thật đều tay và đun cho đến khi nước cốt dừa có độ sánh mịn thì tắt bếp và cho ra tô.

Bước 4: Đổ bánh khọt

  • Cho phần giá đỗ, hành lá vào bột gạo đã pha và khuấy đều tay.  Đặt khuôn bánh khọt lên bếp, đun nóng khuôn sau đó cho bột vào khuôn bánh. Khi thấy mặt bánh se lại thì cho thịt vào bề mặt, sau đó cho tôm và nước cốt dừa vào. Khi nhìn thấy mặt của bánh khọt có màu vàng đẹp mắt và phần bột bên trên chín thì vớt ra và cho ra đĩa thưởng thức.
Đổ bánh khọt

Đổ bánh khọt

Thành phẩm

Chỉ cần những bước đơn giản như vậy thôi thì bạn đã hoàn thành món bánh khọt nước cốt dừa miền Tây thơm ngon, hấp dẫn. Vỏ bánh giòn rụm, thịt tôm ngọt, hòa quyện với phần nước cốt dừa béo ngậy ăn kèm với rau sống và một ít nước mắm chua ngọt thì vô cùng đậm đà và hấp dẫn.

Thành phẩm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

Thành phẩm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

3. Cách làm bánh khọt hương vị truyền thống

Bánh khọt là một món ăn truyền thống thường ngon của miền sông nước với lớp vỏ ngoài giòn rụm, phần nhân bên trong mềm, béo. Dưới đây sẽ là cách làm bánh khọt hương vị truyền thống thơm ngon dành cho cả gia đình mà bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng theo dõi nhé!

Cách làm bánh khọt hương vị truyền thống

Cách làm bánh khọt hương vị truyền thống

3.1 Nguyên liệu làm bánh khọt hương vị truyền thống

  • Gạo tẻ 400g
  • Nước cốt dừa 500ml
  • Nước cốt dừa dão 1L
  • Hành lá cắt nhuyễn
  • Cơm nguội 100g
  • Cà phê bột nghệ 1 Thìa
Nguyên liệu làm bánh khọt hương vị truyền thống

Nguyên liệu làm bánh khọt hương vị truyền thống

  • Trứng gà 1 Quả
  • Bột mì số 8 (Bột mì đa dụng) 300g
  • Bột năng 10g
  • Gia vị: Đường, muối,…
  • Vật dụng: Khuôn đổ bánh khọt

3.2 Các bước làm bánh khọt hương vị truyền thống

Bước 1: Pha bột

Ngâm gạo khoảng 8 tiếng sau đó vo sạch, để ráo tầm 10 phút. Sau đó dùng máy xay xay thịt nhuyễn mịn gạo. Cho thêm vào cơm nguội, bột nghệ, bột mì, trứng gà nửa thìa muối vào hỗn hợp gạo và xay nhuyễn. Cho phần hỗn hợp vừa xay ra bát cho thêm nước cốt dừa và khuấy đều tay.  Cho hỗn hợp trên nghĩ khoảng 30 phút rồi cho bột năng, hành lá, 1 thìa đường, ¼ thìa muối, nước cốt dừa vào và khuấy đều.

  • Lưu ý: Nếu muốn phần bánh chắc hơn thì bạn có thể cho vào một ít bột gạo còn nếu muốn vỏ bánh được giòn hơn thì cho thêm bột chiên giòn.
Pha bột bánh khọt hương vị truyền thống

Pha bột bánh khọt hương vị truyền thống

Bước 2: Đổ bánh

Cho khuôn lên bếp sau đó cho thêm một ít dầu ăn. Nếu được thì nên đổ bánh bằng bếp củi hoặc bếp than thì bánh khọt sẽ ngon hơn vì lượng lửa phân bố đều hơn bếp ga.  Khi khuôn nóng thì cho bột vào sau đó cho phần nước cốt dừa đổ lên trên đậy nắp lại và để lửa nhỏ.

Khi thấy phần mặt bánh vàng, giòn bên ngoài thì lấy ra. Phần bánh ở giữa sẽ chín trước những chiếc bánh ở rìa. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và hết nước cốt dừa.

Đổ bánh khọt hương vị truyền thống

Đổ bánh khọt hương vị truyền thống

Thành phẩm

Bánh khọt sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng đẹp mắt, giòn bên ngoài, ngọt bên trong vô cùng tuyệt vời. Nhân bánh đậm đà, ngọt ngọt, mặn mặn và có vị béo của nước cốt dừa. Bạn có thể ăn kèm với xà lách, rau thơm, dưa leo và với nước chấm chua ngọt thì vô cùng hấp dẫn.

Thành phẩm bánh khọt huơng vị truyền thống

Thành phẩm bánh khọt huơng vị truyền thống

4. Cách làm bánh khọt miền Trung ngon chuẩn vị

Bánh khọt là món bánh thơm ngon, hấp dẫn với mùi vị tuyệt vời và rất dễ chế biến. Bánh khọt miền Trung cũng có phần vỏ bánh giòn giùm, nhân tôm mặn mặn, phần nước chấm chua ngọt vô cùng hấp dẫn. Dưới đây sẽ là cách làm bánh khọt miền Trung thơm ngon, hãy cùng theo dõi nhé.

Cách làm bánh khọt miền Trung ngon chuẩn vị

Cách làm bánh khọt miền Trung ngon chuẩn vị

4.1 Nguyên liệu để làm bánh khọt miền Trung

  • Bột gạo 200g
  • Bột năng 100g
  • Cà phê bột nghệ 1 Thìa
  • Cà rốt, đu đủ bào sợi 100g
  • Hành lá cắt nhỏ 10g
  • Hành tím băm 5g
  • Nước cốt chanh 1 Thìa canh
  • Ớt băm 3 Trái
Nguyên liệu để làm bánh khọt miền Trung

Nguyên liệu để làm bánh khọt miền Trung

  • Tỏi băm 10g
  • Tôm 200g
  • Trứng gà 1 Quả
  • Trứng cút 10 Quả
  • Rau thơm, cải xanh
  • Gia vị: Giấm, đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm, muối,…

4.2 Các bước làm bánh khọt miền Trung

Bước 1: Pha bột

  • Pha bột gạo với bột năng sau đó cho thêm trứng gà, hành lá, tiêu, 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột nghệ và 500ml nước sau đó trộn đều tất cả hỗn hợp trên và cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng.

Bước 2: Làm phần nhân

  • Tôm sau khi mua về rửa sạch, cắt bỏ đầu tôm, bóc vỏ và ướp cùng với 5g hành tím băm, 5g tỏi băm, 1 ít tiêu, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường và để ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
  • Cho chảo lên bếp, thêm vào một ít dầu, xào tôm cho đến khi nào tôm chín và săn lại thì tắt bếp.
  • Trứng cút luộc chín, để nguội và bóc vỏ cắt đôi thành chiều dọc
đổ bánh khọt miền Trung

đổ bánh khọt miền Trung

Bước 3: Làm đồ chua và pha nước mắm

  • Làm đồ chua: cho 2 thìa giấm và 2 thìa đường vào 1 tô, ngâm cà rốt, đu đủ bào sợi khoảng 1 tiếng.
  • Pha nước mắm: cho 1 thìa cốt chanh, 10 thìa mắm, 20 thìa nước lọc, 10 thìa đường, 5g tỏi băm và ớt băm sau đó khuấy đều hỗn hợp trên.

Bước 4: Đổ bánh & thưởng thức

  • Cho khuôn bánh khọt lên bếp, vặn nhỏ lửa cho đến khi khuôn bánh nóng lên thì cho vào một ít dầu ăn. Đổ bột vào khoảng ⅔ khuôn. Khi bột gần chín thì cho tôm, trứng cút vào. Đậy nắp khoảng 2 phút, khi bánh chín thì vớt ra tô có để giấy thấm dầu.
Các bước làm bánh khọt miền Trung

Các bước làm bánh khọt miền Trung

Thành phẩm

Bánh khọt sau khi hoàn thành có thể ăn cùng với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt thì vô cùng tuyệt vời. Bánh khọt nóng hổi, lớp vỏ giòn rụm, bên trong béo, thơm và ngọt. Đây là món ăn tuyệt vời để đãi cả gia đình vào những dịp cuối tuần. Chúc bạn làm thành công với công thức cách làm bánh khọt này nhé!!!

Thành phẩm bánh khọt miền Trung ngon chuẩn vị

Thành phẩm bánh khọt miền Trung ngon chuẩn vị

Trong bài viết này Diachiamthuc.vn đã chia sẻ đến bạn những cách làm bánh khọt ngon theo từng vùng miền vô cùng đơn giản ngay tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện được. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại bánh khọt mà mình yêu thích nhất. Chúc bạn thành công và có một bữa ăn thật ngon miệng và hấp dẫn. Để biết thêm những thông tin hấp dẫn và thú vị khác hãy theo dõi Diachiamthuc.vn nhé!

Đánh giá bài viết này