Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999. Đến với vùng đất này, thời gian như được lắng đọng lại Hãy cùng tìm hiểu về phố cổ Hội An nhé!
Contents
- 1 1. Đôi nét về phố cổ Hội An
- 2 2. Hội An – Thành Phố Của Những Danh Hiệu
- 3 3. Kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An
- 4 4. Hội An – nơi gặp gỡ những con người mộc mạc, giản dị
- 5 5. Giới thiệu về những dấu ấn – di tích lịch sử tại Hội An
- 6 6. Ghé Hội An để được đắm mình trong những lễ hội truyền thống
- 7 7. Một số hoạt động tại Hội An mà bạn nên thử qua
1. Đôi nét về phố cổ Hội An
Địa chỉ: | Cẩm Châu, Tp. Hội An, Quảng Nam, Việt Nam |
Giờ mở cửa: | Mở cửa cả ngày |
Giá tham khảo: | Miễn phí tham quan |
Số điện thoại: | Đang cập nhật |
Đánh giá: | 4,7/5 |
Không ồn ào, không hoa mỹ, nhưng Phố cổ Hội An vẫn nghiễm nhiên trở thành một trong những điểm đến hàng đầu. Nơi đây đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến du lịch mỗi năm. Thật là một điều lạ lẫm phải không? Phố cổ Hội An với những nét đẹp mộc mạc, giản dị mang dấu ấn thời gian đã chinh phục biết bao nhiêu trái tim của du khách cứ đi lại muốn quay lại lần nữa.
GỢI Ý: Top 22 món Đặc sản Hội An làm quà thơm ngon, chất lượng nhất
Nép mình bên bờ sông Hội An (hay được gọi là sông Cái) – một nhánh của đoạn sông Thu Bồn. Chính là vẻ đẹp phồn thịnh của phố cổ Hội An.
Thành phố cổ kính này chỉ cách Đà Nẵng khoảng chừng 30km hướng về phía Nam. Và cách Thánh địa Mỹ Sơn khoảng 40 km. Khu phố cổ có diện tích khoảng 2 km², gói gọn trong phường Minh An, gồm 1360 di tích. Bao gồm 1068 căn nhà cổ, 38 nhà thời tộc, 19 ngôi chùa, 43 miến thờ thần, 23 ngôi đình, 11 giếng nước cổ, 44 căn mộ cổ và một cây cầu.
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỉ 16, dưới sự trị vì của nhà Lê. Trong những năm của thế kỷ 17 và 18, Hội An trở thành thương cảng quốc tế nhộn nhịp bậc nhất ĐNA. Đây là nơi gặp gỡ của những thuyền buôn trên khắp thế giới. Sau này, thương cảng Hội An bắt đầu suy thoái, gần như là ”rơi vào quên lãng” và nhường lại sự phồn thịnh cho thành phố Đà Nẵng.
Chính nhờ điều đó mà may mắn rằng, trong suốt 2 cuộc chiến tranh và quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20. Hội An đều không bị tàn phá, giữ nguyên vẻ đẹp nguyên thuỷ mà nó luôn mang trên mình.
Những điều về phố cổ Hội An có thể bạn chưa biết
Những căn nhà ở Hội An hầu hết được người Việt và người Hoa xây dựng lại trên đống đổ nát cũ của khu phố người Nhật (khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh, sau đó lu mờ. Và khoảng giữa thế kỉ 17, có rất nhiều cộng đồng người Hoa lưu trú đến và thế chân người Nhật).
Sau đó vào thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc Hội An cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Pháp. Vậy nên, có thể nói rằng phố cổ Hội An là sự đan xen giữa phong cách phương Tây và phong cách truyền thống một cách hài hoà. Tạo nên nét đặc biệt riêng của khu phố này.
Ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hoá thế giới. Kể từ đây, Hội An cũng trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm hơn.
GỢI Ý: Trải nghiệm đầy thú vị tại Làng rau Trà Quế Hội An cực thư giãn
2. Hội An – Thành Phố Của Những Danh Hiệu
Cái tên ”Hội An” không chỉ được biết đến bởi người dân trong nước mà còn rất nổi danh với bạn bè gần xa. Xứng đáng là một danh hiệu mang tầm vóc quốc tế. Cùng điểm qua những danh hiệu làm nên tên tuổi của khu phố cổ này nhé!
- Vào ngày 4/12/1999 được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
- Dẫn đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google và hình ảnh Hội An được vinh danh trên trang chủ của Google Doodle vào ngày 16/7/2019.
- Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới (Theo kênh truyền hình Quốc tế CNN).
- Top những điểm đến có con kênh nổi tiếng nhất thế giới (theo bình chọn của Touropia, sau Venice, Amsterdam, và Bruges).
- Top điểm đến được yêu nhất châu Á (theo độc giả của tạp chí Conde Nast Traveler – Mỹ).
- Được Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chứng nhận là Thành phố du lịch sạch ASEAN.
- Được trao tặng danh hiệu “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu Châu Á năm 2019” của World Travel Awards – giải thưởng du lịch thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
3. Kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An
Đầu tiên phải nhắc đến chắc chắn phải là kiến trúc của những ngôi nhà mái ngói. Kiểu nhà phổ biến nhất chính là những căn nhà có 1 hoặc 2 tầng. Có chiều ngang khiêm tốn và chiều sâu khá dài, tạo nên kiểu nhà hình ống.
Sử dụng mái vì kèo gỗ truyền thống lợp ngói âm dương. Ngói dùng để lợp nhà ở Hội An là loại ngói được làm từ đất, mỏng, nung thô, hình vuông, hơi cong, mỗi cạnh dài khoảng 22cm. Tuy hiện nay chúng đã bám rêu phong, xuống cấp về mặt hình thức. Nhưng nhìn chung vẫn rất cứng cáp, đầy ấn tượng.
Điều đặc biệt của những ngôi nhà trong phố cổ là những ngôi nhà mang những hình dạng hình dáng màu sắc tương đối giống nhau. Những vật liệu xây dựng nên ngôi nhà đều là những vật có độ bền rất cao.
Vậy nên hầu hết căn nhà Hội An hiện nay vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc ban đầu. Đến với Hội An, bạn có thể tìm đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp rất nhiều từ những ngôi nhà cổ. Như nhà cổ Tân Ký, nhà cổ Quân Thắng, nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Đức An,…
ĐỌC THÊM: Những kinh nghiệm du lịch Hội An MỚI NHẤT không lưu là phí!
Một số nét đặc biệt trong kiến trúc Phố cổ Hội An
Thứ 2 chính là những con đường trong khu phố cổ này. Con đường khá ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn. Có đoạn vuông vức, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Hiện nay du khách chỉ có thể đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp trong khu phố nhằm mục đích giữ gìn mỹ quan.
Ngoài ra, những con hẻm nhỏ được sơn màu vàng giữa những căn nhà. Nơi chỉ rộng khoảng 1 sải tay người lớn, sâu hun hút cũng chính là điểm nhấn của phố cổ Hội An đấy.
Nét đặc sắc thứ 3 trong kiến trúc của phố cổ Hội An chính là vị trí, địa hình của khu phố. Khi phố nằm giữa ngã ba sông, từng là nơi có vị trí thuận lợi để giao thương. Với mục đích hướng tới những sự tiện nghi, thủy thổ hỏa hợp – đất nước hài hòa.
Nên những ngôi nhà được xây dựng bao quanh bởi nước trong veo của sông Thu Bồn. Không khí quanh năm mát mẻ. Dù có trải qua hàng trăm năm đi nữa thì vẫn trụ vững giữa thời gian. Khiến bao du khách bị hớp hồn bởi sự nhẹ nhàng, bình yên mà nó mang lại.
Vẻ đẹp di tích lịch sử Hội An
Và cuối cùng chính là vẻ đẹp của những di tích lịch sử. Như đã nói, Hội An từng là nơi giao lưu văn hoá của nhiều quốc gia. Nên hệ thống di tích còn sót lại khá nhiều, bao gồm chùa đền, miếu, nhà thờ tộc, cầu cổ,…
Từ mái ngói đến cột nhà, hay những hoa văn chi tiết chạm trổ trên từng hiện vật lịch sử. Đó đều là những dấu ấn vô cùng đặc sắc. Để lại những công trình tuyệt vời cho con cháu đời sau chiêm ngưỡng, học hỏi.
ĐỌC THÊM: Top #20 Món ngon Hội An ngon THỎA MÃN VỊ GIÁC thực khách
4. Hội An – nơi gặp gỡ những con người mộc mạc, giản dị
Có một câu nói trích trong một tờ báo, miêu tả con người Hội An ngắn gọn như thế này: ”Họ ăn không nhanh, nói không to và đi không vội, sống nhân tình thuần hậu, gần gũi với thiên nhiên”. Những con người nơi đây, từ già đến trẻ, đều rất trân trọng cái lối sống tao nhã thuần Việt. Họ yêu những cái gọi là ” truyền thống lâu đời”.
Tìm đâu ra được những ngôi làng, con phố mà hầu hết người dân lựa chọn việc đọc sách, đánh cờ, chơi cây cảnh,… làm thú vui giải trí của mình. Mặc dòng thời gian vô tình, con người phố cổ Hội An vẫn giữ được sự độc nhất không lẫn chút pha tạp.
Không chỉ mộc mạc trong cách sống, những cư dân phố cổ cũng có tấm chân tình hiền hoà, thuần hậu. Họ hiếu khách, chân thành, có giọng điệu từ tốn, thanh âm nhẹ nhàng. Dù trưa nắng có gắt, mưa gió to đến cỡ nào, con người nơi đây vẫn luôn hé trên môi một nụ cười. Đó là những nụ cười thật tươi, thật ấm áp mà không thể lẫn với bất cứ nơi đâu.
Có thể nói rằng, kiến trúc và con người nơi phố cổ là có một không hai. Chúng như những nốt trầm trong bản nhạc hòa tấu nhiều thanh âm của cuộc sống. Nốt trầm ấy đẹp, bình yên, kiên định giữ mình trước những xu hướng mới nhưng không hề cổ hủ, lạc hậu.
5. Giới thiệu về những dấu ấn – di tích lịch sử tại Hội An
Nếu có dịp đến Hội An bạn đừng bỏ qua những di tích lịch sử tại đây nhé. Có rất nhiều địa điểm di tích lịch sử Hội An, sau đây Diachiamthuc.vn đã tổng hợp lại để cho các bạn tiện theo dõi.
ĐỌC THÊM: Tổng hợp 30+ homestay Hội An ngắm vẻ đẹp phố cổ, GIÁ SỐC
Các ngôi nhà cổ – nơi bị thời gian bỏ lại
Tại phố cổ Hội An không thể thiếu đi sự có mặt của những ngôi nhà cổ. Những ngôi nhà này là nơi chứa đầy dấu ấn của thời gian và lịch sử. Với những kiến trúc độc đáo, nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm bạn không nên bỏ lỡ.
Nhà cổ Tân Ký
- Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 08:00 – 11:30,13:30 – 17:45
- Giá tham khảo: 35.000 VNĐ/người/lượt
- Số điện thoại: 02353861474
- Đánh giá: 4,1/5
Ngôi nhà trên con phố Nguyễn Thái Học sầm uất này đã có niên đại hơn 200 năm. Đây là nơi cư trú của 7 đời người nhà họ Lê. Đây là ngôi nhà đầu tiên vinh dự được chứng nhận là Di sản Quốc Gia. Và là nơi nghênh đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm quan.
Kiến trúc căn nhà chịu ảnh hưởng của các căn nhà Trung Hoa xưa. Với vật liệu chủ yếu là gỗ và gạch lát, được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Được biết rằng năm 1964, căn nhà cổ Tân Ký đã từng hứng chịu một trận lũ lịch sử nhưng rất may vẫn giữ được nguyên vẹn cấu trúc. Hiện nay, ngôi nhà vẫn mở cửa cho du khách thăm quan.
Nhà cổ Đức An
- Địa chỉ: 129 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00
- Giá tham khảo: 30.000 VNĐ
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4/5
Không quá nguy nga, tráng lệ như căn nhà cổ Tân Ký. Nhà cổ Đức An lại mang hơi hướng giải dị, mộc mạc. Nhà cổ Đức An khi xưa từng là một hiệu thuốc Bắc nổi tiếng. Trong thời kỳ chiến tranh, căn nhà đã góp công trở thành nơi gặp gỡ bí mật của các chiến sĩ từ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Nếu đến thăm quan nhà cổ Đức An, bạn sẽ được chứng kiến các tác phẩm của Phan Bội Châu và một số tài liệu lịch sử được lưu giữ tại đây.
Nhà cổ Phùng Hưng
- Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 08:00 – 18:00
- Giá tham khảo: 80.000 VNĐ/người
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 3,8/5
Nhà cổ Phùng Hưng với nét kiến trúc độc đáo, chắc chắn là cái tên sẽ được xướng danh khi bàn chuyện về nhà cổ. Căn nhà với lối thiết kế kết hợp hài hoà giữa văn hoá 3 nước Trung – Nhật – Việt. Cái tên Phùng Hưng được chủ nhà đặt cũng nhằm hi vọng cho việc buôn bán được thuận lợi. Bởi chủ nhà từng là một vị thương nhân lớn và giàu có.
Chùa Cầu Nhật Bản
- Địa chỉ: 186 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
- Giá tham khảo: miễn phí
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4,3/5
Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy qua hình ảnh một cây cầu độc đáo trên tờ tiền 20.000 bằng polime rồi đúng không? Cây cầu đó chính là Chùa Cầu tại khu phố cổ Hội An lừng danh – được công nhận là Di tích lịch sử Quốc Gia.
Đây là cây cầu duy nhất của cả khu phố cổ, nối giữa 2 tuyến phố Trần Phú và tuyến phố Nguyễn Thị Minh Khai. Theo như câu chuyện được lưu truyền thì cây cầu xây dựng nhằm mục đích giao thương giữa phố người Hoa và người Nhật. Với chiều dài lên đến 18m, bên trong cầu còn có một am thờ.
Những người Nhật Bản xây dựng cây cầu cùng tượng thần Khỉ và thần Chó ở hai đầu cầu để trấn yểm con quái vật hay gây ra động đất, lũ lụt. Cây cầu có lối kiến trúc rất độc đáo ”Trên là nhà, dưới là cầu” (Thượng gia hạ kiều).
Phần mái cong mềm mại, những cây trụ đều là vòm trụ đá, rất kiên cố và chắc chắn. Trên cửa chùa là bức hoành màu đỏ được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng năm 1719. Với ba chữ Lai Viễn Kiều, mang ý nghĩa là cây cầu của những người bạn từ phương xa.
Những ngôi chùa – miếu cổ tại Hội An
Những ngôi chùa có tuổi đời lên đến vài trăm năm là một trong những điểm đến hấp dẫn ở phố cổ Hội An. Hãy lưu lại những ngôi chùa – miếu cổ dưới đây nhé.
Chùa Ông (hay còn gọi là Miếu Quan Công)
- Địa chỉ: góc đường Trần Phú giao với Nguyễn Huệ, Hội An
- Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
- Giá tham khảo: miễn phí
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4/5
Ngôi miếu nằm ở góc đường Trần Phú giao với Nguyễn Huệ, là nơi tiêu biểu cho nét kiến trúc đền miếu của người Minh hương ở Hội An. Chùa Ông được xây dựng để thờ Quan Vân Trường, một biểu tượng của trung – tín – tiết – nghĩa.
Trải qua hàng trăm năm dầm mưa dãi nắng nhưng ngôi chùa vẫn giữ được hầu hết nét ban đầu. Đặc trưng với tường gạch chịu lửa, mái ngói âm dương và những hình điêu khắc rồng phượng tinh xảo.
Chùa Phật Minh Hương Phật Tự
- Địa chỉ: số 7 đường Nguyễn Huệ, khối An Định, thành phố Hội An
- Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
- Giá tham khảo: miễn phí
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4/5
Ngồi chùa này được xây dựng vào tháng hai năm Quý Tỵ (1653), trước khi thành phố Hội An ra đời. Chùa Phật đã trải qua hơn nửa thế kỷ mà không có một vị tăng sĩ nào cả. Đây là một trong những ngôi chùa xa xưa nhất còn sót lại giữa lòng phố cổ. Hiện bên trong chùa còn năm bia đá trong đó có hai bia “ký gửi”.
Một của chùa Bà Mụ và một của chùa Quảng An, còn lại là ba bia ghi công đức đóng góp dựng chùa trùng tu. Ngày nay, chùa vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc. Nổi bật là hệ cột và tường, trình đồ sộ, và vào mỗi dịp lễ lớn hay rằm, sẽ có rất nhiều phật tử khắp nơi đến đây thắp hương, cầu nguyện.
Những Hội Quán của người Hoa
Tới Hội An mà bỏ qua những khu Hội quán của người Hoa thì bạn sẽ bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất phố cổ. Hội quán xuất hiện nhiều nhất có lẽ là trên đường Trần Phú. Mỗi Hội quán là đặc trưng cho các bộ phận người Hoa lớn từng cư trú tại đây
Hội quán Quảng Đông
- Địa chỉ: 176 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Số điện thoại: 02353861736
- Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
- Giá tham khảo: miễn phí
- Đánh giá: 4,8/5
Được xây dựng vào năm 1885. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử. Sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán được xây dựng uy nghi, lộng lẫy với cách trang trí cầu kỳ.
Những khung gỗ sơn son thiếp vàng, những bức tượng điêu khắc lạ mắt và nhiều màu sắc. Nơi đây hiện hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm sứ, các hình tượng mô phỏng lại các vở tuồng về văn hóa. Và nhiều văn bản ghi lại cuộc sống của cộng đồng người Quảng Đông ở Hội An.
Hội quán Hải Nam
- Địa chỉ: 10 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
- Giá tham khảo: 120.000 VNĐ
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4,2/5
Hội quán được cộng đồng người Hoa Hải Nam đóng góp tiền để xây dựng năm 1875. Hội quán Hải Nam được kiến trúc theo hình chữ quốc với quy mô rộng lớn. Bao gồm Nhà tiền điện, chính điện và 2 nhà Đông, Tây lang.
Hội thờ những người Hoa chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền. Sau này được giải oan và được vua Tự Đức cho phép xây đền thờ.
Hội quán Phúc Kiến
- Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00
- Giá tham khảo: khách du lịch trong nước là 80.000 VNĐ/vé/lượt và khách du lịch nước ngoài là 150.000 VNĐ/vé/lượt
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4,4/5
Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng hội quán Phúc Kiến vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên thuỷ. Thậm chí còn trở nên rực rỡ hơn. Đây là hội quán lớn và được nhiều du khách ghé đến nhất. Hội quán được xây dựng nhằm thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Vinh dự được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia vào năm 1990. Góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Các bảo tàng Hội An
Bảo tàng cũng là một địa điểm lý thú bạn nên ghé qua một lần nếu có dịp đến Hội An. Ở Hội An có bảo tàng lịch sử văn hóa, bảo tàng văn hóa, bảo tàng gốm sứ,…
ĐỌC THÊM: Cơm gà Hội An – món ăn phổ cổ quen thuộc kèm 10 địa chỉ ngon
Bảo tàng Lịch sử văn hóa Hội An
- Địa chỉ: 7 Nguyễn Huệ, Sơn Phong, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 7:00 – 17:00
- Giá tham khảo: 120.000 VNĐ cho khách nước ngoài và 80.000 VNĐ cho người dân bản xứ
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4/5
Nằm tại số 7, Nguyễn Huệ, Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An là điểm đến trưng bày nhiều hiện vật giá trị. Gắn liền với những cột mốc lịch sử khác nhau, thứ làm nên văn hoá Hội An bây giờ. Bảo tàng được phân chia làm 3 thời kỳ chính. Tương ứng với những khu vực trưng bày: tiền – sơ sử, Champa và Đại Việt (tương đương từ thế kỷ thứ 2 Sau CN đến thế kỉ 19).
Bảo tàng được xem là một điểm tham quan cực kỳ ý nghĩa, giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử phát triển của Hội An. Qua đó mà yêu quý và trân trọng một phần lịch sử đã qua.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
- Địa chỉ: 149 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 08:00 – 20:00
- Giá tham khảo: Du khách Việt Nam: 80.000 VNĐ/người. Du khách nước ngoài: 150.000 VNĐ/người
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4,4/5
Theo như sổ sách ghi chép lại, những chủ nhân của đất cảng khi xưa là chính những cư dân thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh. Họ xuất hiện cách đây hơn 2000 năm. Đến thăm bảo tàng, du khách sẽ được chứng kiến những giá trị văn hoá quý báu. Như những đồ dùng, trang sức của một thời kỳ phồn thịnh đã qua.
Ngoài ra, bảo tàng Sa Huỳnh còn là nơi thể hiện và trình bày những tập tục. Như cưới hỏi, ma chay, những quan niệm của người thời xưa mà ta đã từng nghe qua. Khiến ta như lạc vào cùng đất ”như lạ mà quen”.
Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch
- Địa chỉ: 80 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00
- Giá tham khảo: 120.000 VNĐ
- Số điện thoại: đang cập nhật
- Đánh giá: 4,5/5
Tọa lạc tại số nhà 80, đường Trần Phú, đây là một căn nhà cổ có hai tầng được xây dựng từ năm 1920. Đây là nơi trưng bày hơn 430 hiện vật quý hiếm từ thế kỷ thứ 8 đến 18, đến từ Tây Âu, Trung Đông. Tuy về mặt hình thức, bảo tàng thua xa các bảo tàng khác về quy mô. Nhưng nó đem lại giá trị rất lớn, là chứng nhân lịch sử cho một thương cảng xa xưa.
GỢI Ý: 11 quán chè Hội An ngon, khiến bao tín đồ ẩm thực thổn thức
6. Ghé Hội An để được đắm mình trong những lễ hội truyền thống
Với lịch sử hình thành lâu đời, và từng là một thương cảng sầm uất nhất nhì Đông Nam Á thời bấy giờ. Vì thế nên không gì quá lạ nếu văn hoá Hội An là sự hoà trộn của nhiều nền văn hoá đa sắc màu từ các nước trên thế giới. Từ đó xuất hiện nhiều lễ hội thú vị, đặc sắc.
Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng đường phố đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Tràn ngập đèn lồng, đèn hoa đăng trôi giữa dòng nước. Khung cảnh thơ mộng, hữu tình, đong đầy hoài niệm. Vào những dịp lễ lớn, du khách còn được trải nghiệm những trò chơi dân gian của dân cư nơi đây. Như hò giã gạo, thi cờ tướng, đánh bài chòi… rất vui, khiến ra quên đi bao muộn phiền.
Những lễ hội truyền thống tại Hội An
Nhưng dù mang trong mình nhiều nền văn hóa rực rỡ khác nhau, Hội An vẫn không làm mất đi bản sắc riêng của riêng mình, của đất nước Việt Nam. Nhất là phong vị bình dị, những lối đạo đức có từ ngàn đời của nhân dân ta. Một số lễ hội tiêu biểu của Hội An mà bạn nên tham khảo:
- Lễ hội đêm rằm phố cổ Hội An (lễ hội hoa đăng): diễn ra vào đêm 14 âm lịch mỗi tháng.
- Lễ hội trung thu Hội An: diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch mỗi năm.
- Lễ vía bà Thiên Hậu: diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm.
- Lễ vu lan: diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
- Lễ tế Cá Ông cầu mong “sóng yên biển lặng”: diễn ra vào Giữa tháng 3 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội tết Nguyên Tiêu: diễn ra vào rằm tháng Giêng hàng năm.
7. Một số hoạt động tại Hội An mà bạn nên thử qua
Dưới đây là những hoạt động lý thú tại Hội An mà Diachiamthuc.vn gửi đến các bạn. Đừng ngần ngại thử các hoạt động này nhé vì đây chính là những hoạt động góp phần tạo nên chuyến du lịch trọn vẹn đó.
Đi dạo phố cổ Hội An về đêm
Màn đêm hạ xuống cũng là lúc khu phố lên đèn lung linh, mở ra một bầu trời sắc màu rực rỡ. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng phố đèn lồng rực rỡ, với hàng ngàn chiếc đèn đủ màu sắc, kích cỡ. Và đừng quên thưởng thức những món ăn vặt nóng hổi. Chỉ cần đi dạo Hội An về đêm thôi là bạn sẽ hiểu được tại sao thành phố này lọt top 10 thành phố đáng du lịch nhất thế giới rồi đó!
ĐỌC THÊM: Tổng hợp 30+ homestay Hội An ngắm vẻ đẹp phố cổ, GIÁ SỐC
Thưởng thức ẩm thực đặc trưng khu Phố cổ
Có thể nói rằng kết tinh của sự kì diệu chính là những món ăn nhỏ bé được bày bán trong khu phố này, khiến cho ai đến cũng phải thử qua cho bằng hết, bằng sạch mới yên lòng rời đi. Món ngon Hội An chắc phải ăn cả 3 ngày mới hết được.
Nào là Cơm gà Phố Hội, Cao Lầu, bánh bao – bánh vạc, bánh bèo, bánh đập – hến xào, mỳ Quảng, hoành thánh, bánh ướt,… Ngoài ra còn một số món ăn vặt lừng danh như nước mót, bánh xoài, kem ống, bánh mì madam Khánh lừng danh,… mà bạn chắc chắn phải thử qua một lần.
Đạp xe quanh phố cổ
Vào một buổi chiều không có nắng gắt cũng như mưa giông. Hãy thuê chiếc xe đạp với giá 25.000 nghìn đồng. Bạn có thể dạo quanh các hàng quán, các con hẻm nhỏ. Hoặc đi xa ra khỏi khu phố cổ để tận hưởng những cánh đồng bát ngát. Tâm hồn của bạn sẽ rũ bỏ hết biết bao muộn phiền. Thả mình trong cảnh sắc nơi đây. Và một chiếc xe đạp ở Hội An sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn xe máy đó.
Đặt may một bộ đồ lấy trong ngày
Nghe có vẻ lạ lẫm đúng không? Thường hoạt động này dành cho các du khách nước ngoài đến. Cho những ai mong muốn có được một bộ áo dài, áo váy dân tộc để có thể lên hình thật đẹp. Nếu bạn muốn thử cũng không sao đâu, rất là hay ho lắm.
Những chiếc quần, chiếc váy có chất liệu mát, dễ mặc. Không những vậy được may theo số đo của bản thân nên rất thoải mái. Một chiếc quần đầy màu sắc cũng rất thích hợp trở thành một món quà lưu niệm ý nghĩa cho chuyến du lịch phố cổ.
Ngắm hoàng hôn trên sông Thu Bồn
Hãy thử một lần nhé! Bạn có thể chọn ngắm hoàng hôn bên bờ sông, nhâm nhi một món ăn vặt. Hoặc ngồi trên con ghe nhỏ, vi vu đến những ngôi làng đáng yêu. Ngắm nhìn ánh nắng chiều đổ dần trên những bức tường vàng cũ.
Khoảnh khắc hiếm có để bạn thư thả đùa giỡn với nắng, gió, nước, như được ngắm nhìn thời gian ngưng đọng. Cảnh vật rất đẹp đẽ, hãy đem theo một chiếc máy ảnh để lưu giữ kỉ niệm cho những lúc nhớ Hội An bạn nhé!
Luôn có một Hội An như vậy đó, mộc mạc, đơn giản và mang nét hoài cổ nhưng dễ dàng chạm đến trái tim con người. Phố cổ Hội An như một bức tranh đơn sơ từ rất xa xưa của làng quê Việt Nam. Bức tranh mà chỉ cần nhìn qua là đã để lại bao nhiêu ấn tượng khó quên cho người xem rồi.
Diachiamthuc.vn đã chia sẻ với bạn những điều tuyệt vời mà thành phố này mang lại rồi. Nhưng chắc chắn chưa phải là toàn bộ đâu, vẫn còn những thứ đáng giá khác cần bạn khám phá ra nữa. Đừng chần chừ mà hãy đến với Hội An một ngày không xa bạn nhé